III. Đất chƣa sử dụng 3524,96 3548,38 3461,69 98,
9 Tổng số tiến lãi đã chia cho xã viên bình quân 1 hợp tác xã nông nghiệp
“ 2,57
10 Số tiền lãi bình quân 1 xã viên nhận được ngàn đồng 3,8
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc
Mặc dù còn nhiều khó khăn, lúng túng trong hoạt động dịch vụ và kinh doanh, song những năm qua vai trò của kinh tế tập thể cũng đã góp phần quan trọng đóng góp vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế. Đây cũng là thành phần chủ yếu làm cầu nối chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào khu vực nông nghiệp nông thôn, tạo động lực quan trọng góp phần xóa đói giảm nghèo xây dựng nông thôn mới.
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, các hợp tác xã nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế:
- Hoạt động dịch vụ của hợp tác xã chủ yếu mang tính phục vụ cho kinh tế hộ xã viên, thực hiện theo khả năng của hợp tác xã mà chưa xuất phát từ nhu cầu của thị trường, năng lực cạnh tranh kém, các hoạt động dịch vụ thường không mang lại lợi nhuận mà theo kiểu hoạt động công ích. Số hợp tác xã kinh doanh có lãi chủ yếu lại do được giao một số quỹ đất để thầu khoán, kinh doanh điện, dịch vụ cung cấp giống. Đa số hợp tác xã vẫn duy trì chế độ hoạt động kinh doanh theo kiểu cũ, thiếu năng động sáng tạo, không phát huy được sức mạnh tập thể, chất lượng dịch vụ không cao, không hấp dẫn do vậy vai trò hợp tác xã bị mờ nhạt không thu hút được bà con nông dân. - Bộ máy cán bộ hợp tác xã hiện nay vừa thiếu lại vừa yếu, trình độ năng lực còn hạn
Ngành nông –lâm –thủy sản Vĩnh Phúc: Hiện trạng và giải pháp
chế, tỷ lệ chủ nhiệm hợp tác xã chưa qua đào tạo chiếm tới 46,4%, trình độ sơ cấp và trung cấp chiếm 47,84%, trình độ cao đẳng, đại học chiếm 5,76%. Đây là một yếu điểm hạn chế rất lớn đến công tác tuyên truyền vận động đưa chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước vào quá trình sản xuất kinh doanh. - Vốn, tài sản của hợp tác xã nhỏ bé, lại chủ yếu nằm ở tài sản cố định (các công trình điện, hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng), các loại máy móc và cơ sở phục vụ sản xuất, chế biến hầu như chưa có, vốn lưu động của hợp tác xã bị chiếm dụng do nợ nần kéo dài.
- Công nợ còn tồn đọng nhiều, nợ phải trả bình quân 1 hợp tác xã là 78,3 triệu đồng. Nhiều khoản nợ tồn đọng nhiều năm không xử lý được. Đây là một khó khăn không nhỏ cho hoạt động của hợp tác xã.
- Đa số các hợp tác xã không có giao dịch với hoạt động tín dụng, ngân hàng, vốn trong sản xuất kinh doanh không có, trong khi đó vốn góp của các xã viên rất hạn chế (55.000đ/xã viên) do đó ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, một số hợp tác xã không có vốn kinh doanh nên không hoạt động được. Hàng năm hầu hết các hợp tác xã đều không chia lợi nhuận cho xã viên, do quá ít (chỉ đạt 3,8 ngàn đồng/xã viên)[dt1].
2.4.5. Kinh tế trang trại
Sau khi Chính phủ có nghị quyết 03/2000/NQ-CP về kinh tế trang trại, cùng với các địa phương trong cả nước, kinh tế trang trại tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã sớm hình thành và phát triển ngày càng mạnh mẽ. Theo kết quả điều tra nông nghiệp nông thôn năm 2006, toàn tỉnh có 686 trang trại, trong đó chủ yếu là trang trại chăn nuôi (245 trang trại chiếm 35,7%), trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp (269 trang trại chiếm 39,2%), còn lại là trang trại nuôi trồng thuỷ sản(98 trang trại) và trang trại trồng cây ăn quả, cây hàng năm, lâm nghiệp. Vốn sản xuất bình quân 1 trang trại là 204,2 triệu đồng/trang trại,
hàng năm giá trị sản xuất bình quân 1 trang trại đạt 234,9 triệu đồng; giá trị sản phẩm và dịch vụ nông lâm nghiệp thuỷ sản bán ra năm 2006 đạt 214,2 triệu đồng, thu nhập trước thuế bình quân đạt 76,4 triệu đồng/trang trại/năm [1].
Kinh tế trang trại phát triển đã giải quyết việc làm cho 2.341 lao động thường xuyên, tăng hiệu quả sử dụng đất, là thành phần kinh tế tạo ra một khối lượng sản phẩm hàng hoá lớn, góp phần tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và có tác dụng tích cực trong việc thúc đẩy sản
xuất nông nghiệp hàng hoá phát triển.
Bảng 2.16: MỘT SỐ CHỈ TIÊU CỦA TRANG TRẠI TỈNH VĨNH PHÚC NĂM 2006
STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Tổng số
1 Số trang trại 686