KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 – Kết luận

Một phần của tài liệu Ngành nông –lâm –thủy sản Vĩnh Phúc: Hiện trạng và giải pháp (Trang 136 - 139)

IV. Giá trị gia tăng ngành nông

3 Dịch vụ thuỷ sản  16000 20070,4 22,6 11,

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 – Kết luận

1 – Kết luận

Nông lâm nghiệp thuỷ sản là ngành kinh tế có vai trò rất quan trọng đối với mỗi quốc gia, nhất là với một nước đang phát triển như Việt Nam nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng. Song song với việc phát triển mạnh công nghiệp, coi công nghiệp là nền tảng trong việc phát triển kinh tế – xã hội nhằm đưa nền kinh tế của tỉnh tiến theo con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thì trong giai đoạn đầu, phải đặc biệt coi trọng phát triển nông lâm nghiệp thuỷ sản. Qua việc nghiên cứu thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, có thể rút ra một số kết luận sau:

Ngành nông –lâm –thủy sản Vĩnh Phúc: Hiện trạng và giải pháp

Trong giai đoạn 2003-2007, ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản tỉnh Vĩnh Phúc đã có những bước phát triển khá, giá trị sản xuất toàn ngành liên tục tăng với mức 5,2%/năm; cơ cấu nội bộ ngành chuyển biến tích cực theo hướng tăng giá trị chăn nuôi và thuỷ sản, giảm tỷ trọng trồng trọt. Giá trị sản xuất trên 1 ha đất canh tác tăng nhanh từ 23,2 triệu đồng/ha năm 2002 lên 35,44 triệu đồng /ha năm 2007 (giá thực tế);

Cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ việc độc canh cây lúa chuyển sang kết hợp trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu thị trường và nâng cao hiệu quả sản xuất như hoa cây cảnh, cây ăn quả, cây dược liệu, … Người nông dân đang từng bước thay đổi tập quán canh tác cũ, lạc hậu sang áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, thay đổi cơ cấu mùa vụ cấy lúa theo hướng tăng trà xuân muộn, mùa sớm phù hợp với khí hậu thời tiết, tránh thiệt hại do thiên tai gây ra.

Trong những năm qua, chăn nuôi và thuỷ sản đã có những bước phát triển vượt bậc, giá trị sản xuất tăng cao (chăn nuôi tăng bình quân 14%/năm và thuỷ sản tăng 13%/năm), đang trở thành lĩnh vực mũi nhọn trong phát triển nông lâm nghiệp thuỷ sản và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh nhằm giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập, góp phần xoá đói giảm nghèo cho người nông dân. Đời sống kinh tế – xã hội khu vực nông nghiệp nông thôn Vĩnh Phúc đang ngày càng khởi sắc.

Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản Vĩnh Phúc vẫn còn có những tồn tại, hạn chế, đó là: Ruộng đất manh mún, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, chưa tạo được sản phẩm hàng hoá với khối lượng lớn. Trình độ văn hoá và trình độ khoa học kỹ thuật của người sản xuất còn thấp, kết hợp với thiếu vốn đầu tư nên hiệu quả sản xuất còn chưa cao. Chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp nông thôn diễn ra chậm, lực lượng lao động trong

nông nghiệp còn lớn, năng suất lao động thấp. Thu nhập từ nông nghiệp ngày càng giảm do chi phí đầu vào tăng cao, đời sống của nhân dân khu vực nông nghiệp nông thôn còn nhiều khó khăn.

2 – Kiến nghị

Trong những năm tới, để phát triển ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản của tỉnh theo hướng nhanh, bền vững, đạt được các chỉ tiêu như luận văn đã đề ra. Đề nghị tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện tốt các vấn đề sau:

- Cần tranh thủ huy động vốn đầu tư từ nhiều nguồn như nguồn vốn Trung ương, vốn ngân sách địa phương, huy động vốn của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, vốn của dân,... tăng cường vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng như điện, đường, trường, trạm, cấp nước sinh hoạt, thủy lợi,... nhằm nâng cao đời sống và phát triển sản xuất cho nông dân khu vực nông nghiệp nông thôn.

- Xây dựng cơ chế khuyến khích, ưu đãi đối với các dự án đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và vốn của các doanh nghiệp trong nước.

- Thực hiện tốt các cơ chế chính sách và các chương trình, dự án như hỗ trợ xây dựng khu sản xuất tập trung; chương trình kiên cố hoá kênh mương; hỗ trợ xây dựng vùng sản xuất hàng hoá tập trung; Nâng cao kiến thức cho nông dân,....

- Củng cố lại hệ thống hợp tác xã nông nghiệp, đưa các hợp tác xã hoạt động theo đúng luật hợp tác xã năm 2003. Triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ hợp tác xã theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước đã ban hành.

Ngành nông –lâm –thủy sản Vĩnh Phúc: Hiện trạng và giải pháp

- Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động khu vực nông thôn, hỗ trợ đào tạo nghề và giới thiệu việc làm miễn phí cho lao động ở các vùng thu hồi đất nông nghiệp cho phát triển công nghiệp và đô thị,...

- Tăng cường công tác khuyến nông, tích cực đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất, cung cấp thông tin thị trường,... đến với người nông dân, nhất là ở các vùng miền núi.

- Mở rộng việc thực hiện chương trình khuyến công trên toàn tỉnh nhằm phát triển ngành nghề phi nông nghiệp, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông nghiệp nông thôn

- Đối với các hộ gia đình nông nghiệp: cần tích cực học tập kiến thức khoa học kỹ thuật, quản lý, văn hoá,...để nâng cao trình độ áp dụng vào sản xuất; Mạnh dạn vay vốn để phát triển sản xuất. Đồng thời sử dụng có hiệu quả diện tích đất đai, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho hộ gia đình.

Một phần của tài liệu Ngành nông –lâm –thủy sản Vĩnh Phúc: Hiện trạng và giải pháp (Trang 136 - 139)

w