Về công nghiệp

Một phần của tài liệu Ngành nông –lâm –thủy sản Vĩnh Phúc: Hiện trạng và giải pháp (Trang 52 - 54)

III. Đất chƣa sử dụng 3524,96 3548,38 3461,69 98,

4. Số người trong độ tuổi có khả năng lao động không làm việc

2.3.1.1. Về công nghiệp

Ngành nông –lâm –thủy sản Vĩnh Phúc: Hiện trạng và giải pháp

Sản xuất công nghiệp của tỉnh phát triển mạnh từ khi tỉnh được tái lập năm 1997. Giai đoạn 2003 – 2007, giá trị gia tăng ngành công nghiệp tăng bình quân 34,9%/năm, giá trị sản xuất tăng bình quân 29,8%/năm. Sản phẩm công nghiệp chủ yếu gồm: xe ô tô, xe máy, phụ tùng ô tô, phụ tùng xe máy, gạch, ngói, cát, sỏi, thuốc chữa bệnh, quần áo,....

Công nghiệp phát triển nhanh đã góp phần tăng thêm của cải vật chất, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho nhân dân, tạo vị thế mới cho tỉnh Vĩnh Phúc trong vùng và cả nước. Từ một tỉnh có cơ cấu kinh tế Nông nghiệp – Dịch vụ –Công nghiệp trước đây đã chuyển sang cơ cấu Công nghiệp – Dịch vụ - Nông nghiệp với công nghiệp chế tác là chủ đạo. Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh tăng từ 42,65% năm 2002 lên 61,06% năm 2007 [3].

Tuy nhiên, bên cạnh đó, ngành công nghiệp của tỉnh còn những hạn chế như:

- Công nghiệp phát triển mạnh chủ yếu do công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; tỷ trọng công nghiệp trong nước thấp, quy mô nhỏ bé, công nghệ

lạc hậu. Công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm chưa phát triển.

- Các làng nghề tiểu thủ công nghiệp manh mún và phát triển chậm, sản phẩm kém sức cạnh tranh, một số làng nghề đang bị mai một, mất dần.

- Các doanh nghiệp nhà nước địa phương yếu kém về năng lực quản lý và gặp nhiều khó khăn về tài chính nên sức cạnh tranh thấp. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng, thương mại và vận tải, giải quyết được khá nhiều việc làm và lao động; song phần lớn các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, trình độ quản lý còn hạn chế, ít có

khả năng cạnh tranh mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế.

- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, như điện, đường, cấp nước, thông tin liên lạc, xử lý chất thải… tại các khu công nghiệp tuy đã được quy hoạch nhưng đầu tư còn thiếu đồng bộ và chưa hoàn chỉnh. Tiến độ triển khai của các dự án đầu tư trong và ngoài nước trên địa bàn còn chậm do công tác đền bù, giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu Ngành nông –lâm –thủy sản Vĩnh Phúc: Hiện trạng và giải pháp (Trang 52 - 54)

w