III. Đất chƣa sử dụng 3524,96 3548,38 3461,69 98,
3 Cây hàng năm khác ha 2209,0 500 02 11,
2.4.1.3. Dịch vụ nôngnghiệp
Cùng với sự phát triển các lĩnh vực sản xuất, hoạt động dịch vụ cũng có sự tăng trưởng khá. Giai đoạn 2003 – 2007, giá trị sản xuất dịch vụ nông nghiệp tăng bình quân 7,3%/năm; Kết quả một số hoạt động dịch vụ cụ thể như sau:
- Dịch vụ làm đất: Do tình trạng ruộng đất manh mún còn phổ biến nên việc áp dụng cơ giới hoá trong khâu làm đất còn rất thấp. Năm 2007, mới chỉ có 48,7 ngàn ha gieo trồng được thực hiện dịch vụ làm đất, chiếm 43,4% tổng diện tích gieo trồng, còn 62,3 ngàn ha gieo trồng vẫn được bà con nông
dân tự làm. Giá trị sản xuất của dịch vụ làm đất mới chỉ chiếm 23% trong giá trị sản xuất ngành dịch vụ sản xuất nông nghiệp [4].
- Sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, vật nuôi được thực hiện tốt trong thời gian qua. Các đơn vị được giao đã cung ứng đủ giống tốt phục vụ sản xuất. Công tác quản lý nhà nước về giống cây trồng, vật nuôi được tăng cường nên chất lượng các loại giống cây, con trên địa bàn tỉnh được đảm bảo.
- Dịch vụ tiêu thụ nông sản hàng hoá: Do hoạt động của HTX dịch vụ nông nghiệp còn yếu, vốn ít, mới chỉ thực hiện được một số khâu dịch vụ như thuỷ lợi, điện, bảo vệ sản xuất… chưa tổ chức được dịch vụ tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, nên việc tiêu thụ nông sản hàng hoá trên địa bàn tỉnh chủ yếu
thông qua các doanh nghiệp, hộ kinh doanh trong tỉnh.
- Công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư trên địa bàn luôn được các cấp, các ngành chú trọng, coi đây là lĩnh vực quan trọng thúc đẩy sản xuất phát triển. Toàn bộ các xã trên địa bàn tỉnh đều thành lập các tổ khuyến nông cơ sở, mỗi tổ 3 người, phụ cấp do ngân sách tỉnh chi trả (200 ngàn đồng/người/tháng). Hoạt động của khuyến nông cơ sở những năm qua đã đi vào nề nếp và hoạt động có hiệu quả, góp phần tích cực trong thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển nông nghiệp - nông thôn. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, khuyến nông cơ sở đã bộc lộ một số khó khăn như: khối lượng công việc quá nhiều, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động quá thiếu, mức phụ cấp không còn phù hợp...đã ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả của hoạt động khuyến nông.
- Công tác bảo vệ thực vật được duy trì thường xuyên, kịp thời, nhất là công tác dự tính dự báo, hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh, chuột hại, mở rộng áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) … nên tỷ lệ thiệt hại
Ngành nông –lâm –thủy sản Vĩnh Phúc: Hiện trạng và giải pháp
do sâu bệnh, chuột hàng năm đều ở mức thấp dưới 1%, thấp nhất trong các tỉnh miền bắc hiện nay.
- Công tác thú y: Trong thời gian qua, công tác thú y luôn được các cấp, các ngành, hộ nông dân quan tâm, nhất là công tác tiêm phòng, vệ sinh thú y, kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển và giết mổ gia súc, gia cầm. Việc xây dựng vùng an toàn dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm bước đầu đã có hiệu quả. Nhìn chung, công tác thú y trong những năm vừa qua được thực hiện khá tốt, do vậy không có dịch bệnh lớn xảy ra, chỉ xuất hiện cục bộ ở một số thôn, xã và đã được dập tắt kịp thời.
Đánh giá chung: Sản xuất nông nghiệp của Vĩnh Phúc những năm gần đây đã đạt được những kết quả quan trọng và đang dần từng bước chuyển sang sản xuất hàng hoá; tỷ trọng chăn nuôi tăng nhanh so với bình quân chung cả nước. Nhiều giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất cao, chất lượng tốt được đưa vào sản xuất. Bước đầu hình thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung; nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả. Năng suất, sản lượng các loại cây trồng, vật nuôi không ngừng tăng, góp phần nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác.
Tuy nhiên, nông nghiệp Vĩnh Phúc chưa thực sự phát triển theo chiều sâu, chưa có sản phẩm chủ lực; khối lượng sản phẩm còn ít; sản phẩm chưa có thương hiệu riêng, chất lượng và sức cạnh tranh không cao. Ruộng đất manh mún, quy mô sản xuất nhỏ lẻ,... đó là những hạn chế lớn cần khắc phục trong quá trình phát triển nông nghiệp những năm tới.