Điều kiện kinh tế

Một phần của tài liệu Ngành nông –lâm –thủy sản Vĩnh Phúc: Hiện trạng và giải pháp (Trang 46 - 48)

III. Đất chƣa sử dụng 3524,96 3548,38 3461,69 98,

2.2.1. Điều kiện kinh tế

Sau khi được tái lập từ năm 1997 đến nay, tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm liên tục ở mức cao so với mức bình quân chung của cả nước và các tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) Bắc Bộ, GDP bình quân giai đoạn 2003- 2007 đạt 18,8%/năm. Năm 2007 đạt 9.078,7 tỷ đồng, tăng gấp 2,37 lần so năm 2002. Kinh tế của tỉnh phát triển tương đối toàn diện, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp - thuỷ sản. Đến năm 2007, Vĩnh Phúc đã trở thành tỉnh có cơ cấu công nghiệp

Ngành nông –lâm –thủy sản Vĩnh Phúc: Hiện trạng và giải pháp

xây dựng 61,06%, Dịch vụ 24,68% và Nông lâm nghiệp thuỷ sản 14,25%. Nhờ đó đời sống của nhân dân trong tỉnh từng bước được cải thiện,

GDP bình quân đầu người năm 2007 đạt 7,63 triệu đồng, tăng 2,26 lần so năm 2002 (giá SS 94), tính theo giá thực tế năm 2007 đạt 15,27 triệu đồng, cao hơn mức trung bình cả nước là 13,7%[3].

Thu ngân sách trên địa bàn hàng năm tăng nhanh, năm 2007 đạt 5.642,32 tỷ đồng, gấp 3,42 lần so năm 2002, tỷ lệ huy động vào ngân sách trên GDP đạt trung bình 31-32%[3]. Thu ngân sách của tỉnh tăng nhanh và mức độ tích luỹ trong dân cư khá đã tạo điều kiện huy động các nguồn vốn vào đầu tư cho sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn. Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh được đầu tư mạnh mẽ: hệ thống đường giao thông từ quốc lộ đến giao thông nông thôn được nâng cấp, cải tạo; Hệ thống điện được đầu tư mới đã nâng cao công suất cung cấp điện, đáp ứng đầy đủ cho sản xuất và tiêu dùng; Hệ thống trường học, trạm y tế, chợ, thuỷ lợi đê điều, các công trình trụ sở của các cơ quan Nhà nước từ tỉnh đến cơ sở được xây dựng mới,....đã làm thay đổi bộ mặt tỉnh lỵ và vùng nông thôn Vĩnh Phúc, tạo điều kiện phát triển sản xuất và nâng cao đời sống của nhân dân.

Bảng 2.2: MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ CHỦ YẾU TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2003-2007 STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2003 Năm 2005 Năm 2007 Tốc độ tăng bình quân (2003-2007) % 1

Giá trị tăng thêm trên địa

bàn theo giá thực tế Tỷ đồng 6498,13 9961,28 18184 28,2

+ Công nghiệp-xây dựng " 3015,76 5223,87 11104 37,8

+ Dịch vụ " 1843,55 2697,7 4488,6 24,4

2

Giá trị tăng thêm trên địa

bàn theo giá so sánh 94 Tỷ đồng 4581,72 6220,98 9078,8 18,8

+ Công nghiệp-xây dựng " 2074,48 3183,9 5204,1 26,4

+ Dịch vụ " 1281,61 1667,1 2437,5 17,8

+ Nông lâm nghiệp thuỷ sản " 1225,62 1369,96 1437,1 4,7

Một phần của tài liệu Ngành nông –lâm –thủy sản Vĩnh Phúc: Hiện trạng và giải pháp (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w