III. Đất chƣa sử dụng 3524,96 3548,38 3461,69 98,
6 Tre, nứa, luồng khai thác
2.4.4. Hợp tác xã nôngnghiệp
Theo kết quả điều tra nông nghiệp nông thôn năm 2006, toàn tỉnh có 283 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp đang hoạt động, trong đó có 15 hợp tác xã thành lập mới và 268 hợp tác xã chuyển đổi. Hoạt động của các hợp tác xã chủ yếu đảm nhiệm một số khâu dịch vụ sản xuất nông nghiệp như: Dịch vụ thuỷ nông 256 hợp tác xã (chiếm 90,5%), 157 hợp tác xã làm dịch vụ Bảo vệ thực vật (chiếm 55,5%) 109 hợp tác xã làm dịch vụ giống (38,5%), 16 hợp tác xã đảm nhiệm dịch vụ làm đất (chiếm 5,6%). Có 40 hợp tác xã chỉ đảm nhiệm 1 khâu dịch vụ (chiếm 14,4%), 65 hợp tác xã đảm nhiệm 2 khâu dịch vụ (chiếm 22,9%), 121 hợp tác xã đảm nhiệm 3 khâu dịch vụ (chiếm 42,8%), 55 hợp tác xã đảm nhiệm 4 khâu dịch vụ (chiếm 19,4%).
Tổng số xã viên hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp đang hoạt động có đến 1/7/2006 là 191.581 hộ, bình quân 1 hợp tác xã có 677 hộ xã viên. Tổng số lao động đang làm việc tại các hợp tác xã là 3.728 người, bình quân 1 hợp tác xã có 13 lao động. Vốn điều lệ bình quân 1 hợp tác xã là 54,8 triệu đồng[1]. Từ khi có nghị quyết Trung ương 5 và luật Hợp tác xã năm 2003 ban hành, đến nay hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến, khắc phục được một phần tồn tại yếu kém, từng bước ổn định. Một số hợp tác xã làm dịch vụ thuần tuý về thuỷ lợi, điện, bảo vệ sản xuất, cung ứng giống,... nay đã chuyển sang sản xuất kinh doanh dịch vụ tổng hợp ở các mức độ khác nhau như : sản xuất giống, kinh doanh vật tư nông nghiệp, kinh doanh xăng dầu, sản xuất vật liệu xây dựng, chăn nuôi gia súc, gia cầm, tiêu thụ sản phẩm,... Bước đầu đã xuất hiện sự liên doanh liên kết giữa các hợp tác xã, giữa các hợp tác xã với ngân hàng, doanh nghiệp trong
Ngành nông –lâm –thủy sản Vĩnh Phúc: Hiện trạng và giải pháp
việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, vay vốn,...