Đánh giá chung về hiệu quả sản xuất nông lâm nghiệp thuỷ sản tỉnh Vĩnh Phúc:

Một phần của tài liệu Ngành nông –lâm –thủy sản Vĩnh Phúc: Hiện trạng và giải pháp (Trang 94 - 96)

- Hộ ngành nghề, dịch vụ, 7 24

2.4.7 Đánh giá chung về hiệu quả sản xuất nông lâm nghiệp thuỷ sản tỉnh Vĩnh Phúc:

tỉnh Vĩnh Phúc:

Trong những năm qua, nhờ áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, biện pháp canh tác,... năng suất cây trồng của Vĩnh Phúc đã không ngừng được tăng lên,

Ngành nông –lâm –thủy sản Vĩnh Phúc: Hiện trạng và giải pháp

nhờ vậy giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha đất canh tác cây hàng năm cũng tăng lên đáng kể, từ 23,29 triệu đồng năm 2002 lên 35,44 triệu đồng năm 2007(giá thực tế). Năm 2008, do giá lương thực, thực phẩm tăng khá cao, giá trị sản xuất trên 1 ha đất canh tác cây hàng năm có thể đạt tới 6070 triệu đồng/ha. Hiện tại năm 2008, thu nhập sau khi trừ chi phí của một số cây trồng khá cao như hoa, rau xanh, bí xanh, lạc, đậu tương, hành, tỏi,...(chi tiết được tính toán tại phụ lục 2).

Đối với tỉnh Vĩnh Phúc, do đặc điểm địa hình cũng như do chính sách đất đai hiện hành nên hiện nay, sản xuất lương thực ở Vĩnh Phúc chưa phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, người nông dân trồng lúa chủ yếu để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của gia đình(khoảng 28 vạn tấn lúa/năm), sản lượng lúa dư thừa bán ra thị trường tiêu thụ trong tỉnh chỉ đạt khoảng 4-6 vạn tấn/năm. Nguyên nhân do diện tích đất trồng lúa bình quân/hộ rất thấp, chỉ đạt 1963 m2/hộ (khoảng 5,45 sào/hộ), mặt khác do tập quán canh tác và tâm lý lo ngại thiếu lương thực của người dân nên trong 2 vụ sản xuất chính(vụ chiêm xuân và vụ mùa), phần lớn người nông dân vẫn trồng lúa mà chưa có sự so sánh hiệu quả của các loại cây trồng để lựa chọn cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn, dẫn đến chuyển dịch cơ cấu cây trồng diễn ra còn chậm, nhất là đối với những địa phương vùng miền núi và vùng xa đô thị. Đối với vùng ven đô thị Vĩnh Yên, Hà Nội, Việt Trì,... chuyển dịch cơ cấu cây trồng diễn ra nhanh hơn do gần thị trường tiêu thụ, người nông dân đã nắm bắt được nhu cầu tiêu dùng của đô thị và sản xuất hàng hoá đáp ứng thị trường. Ở những vùng này, diện tích các loại rau xanh, rau cao cấp như dưa chuột bao tử, ngô bao tử, cần tây, tỏi tây,... diện tích trồng hoa phát triển khá nhanh, làm tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích và đem lại thu nhập cao cho người sản xuất.

Trong chăn nuôi, hình thức chăn nuôi chủ yếu là chăn nuôi tận dụng tại gia đình, theo kết quả điều tra nông nghiệp nông thôn năm 2006 của Cục Thống

kê tỉnh Vĩnh Phúc, số hộ nuôi lợn theo quy mô lớn (từ 10 con trở lên) chỉ chiếm 7,78%, số hộ nuôi từ 1- 5 con chiếm tới tới 84,94%; có 89,97% số hộ nuôi dưới 50 con gà, 83,19% số hộ nuôi dưới 50 con vịt; Do hình thức chăn nuôi tận dụng lấy công làm lãi là chủ yếu, mặt khác giải quyết việc làm cho lao động dư thừa và khi nông nhàn, tăng thêm thu nhập bằng tiền cho nông hộ nên việc tính toán hiệu quả chăn nuôi chưa được người sản xuất chú trọng và chưa tính hết chi phí thực tế vào giá thành sản phẩm.

Sản xuất thuỷ sản của Vĩnh Phúc những năm qua đã có bước phát triển khá, năng suất nuôi trồng bình quân tăng từ 1,29 tấn/ha lên 1,76 tấn/ha. Do vậy giá trị sản xuất trên 1 ha nuôi trồng cũng được tăng lên từ 10,3 triệu đồng/ha lên 14 triệu đồng/ha(giá so sánh 94). Tính theo giá thực tế năm 2007 thì giá trị sản xuất thuỷ sản đạt 28,1 triệu đồng/ha. Tuy nhiên do hình thức nuôi quảng canh là chủ yếu nên năng suất vẫn còn thấp, hiệu quả chưa cao. Hiệu quả chăn nuôi một số con gia súc, gia cầm chủ yếu và nuôi trồng thuỷ sản được tính toán tại phụ lục 2.

Một phần của tài liệu Ngành nông –lâm –thủy sản Vĩnh Phúc: Hiện trạng và giải pháp (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w