Đặc điểm thổ nhưỡng

Một phần của tài liệu Ngành nông –lâm –thủy sản Vĩnh Phúc: Hiện trạng và giải pháp (Trang 43 - 46)

III. Đất chƣa sử dụng 3524,96 3548,38 3461,69 98,

2.1.5.2- Đặc điểm thổ nhưỡng

Với địa hình khá phức tạp đã tạo nên sự đa dạng về phân loại và chất lượng đất. Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ đất và đánh giá đất tỉnh Vĩnh Phúc theo phương pháp phân loại và đánh giá đất của FAO/UNESCO (Thực hiện năm 2003) thì toàn bộ diện tích đất canh tác nông lâm nghiệp của tỉnh được phân thành 6 nhóm đất cấp I, 12 loại đất cấp II và 47 loại đất phụ (cấp III).

a - Nhóm đất phù sa: Có diện tích 29.830,15 ha,( bằng 21,74% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh), được phân bố ở tất cả các huyện trên địa bàn tỉnh và được chia thành 2 nhóm nhỏ như sau:

- Đất phù sa trung tính ít chua: Có diện tích là 15.636, 77 ha. Phân bố ở

các huyện Mê Linh; Bình Xuyên; Tam Dương; Yên Lạc; Vĩnh Tường. Đất được hình thành do sự bồi tụ phù sa của hệ thống sông Hồng. Thích hợp trồng các loại cây lương thực (lúa, ngô), cây màu và cây công nghiệp (đậu tương, dâu, mía), cây rau, hoa, nuôi trồng thuỷ sản (vùng có địa hình thấp trũng).

- Đất phù sa chua: Có diện tích 14.193, 38 ha. Phân bố ở các huyện Mê Linh; Bình Xuyên; Lập Thạch; Tam Dương; Yên Lạc; Vĩnh Tường. Đất được hình thành chủ yếu do sự bồi tụ phù sa của sông Lô, sông Phó Đáy.

Thích hợp trồng các loại cây lương thực(lúa, ngô), cây màu và cây công nghiệp(đậu

tương, lạc), cây rau, hoa, nuôi trồng thuỷ sản(vùng có địa hình thấp trũng). b - Nhóm đất Glây: Tổng diện tích đất Glây trong toàn tỉnh là 3.685,91 ha(bằng 2,69 % tổng diện tích đất tự nhiên). Phân bố ở các huyện Mê Linh; huyện Bình Xuyên; huyện Lập Thạch; huyện Tam Dương; huyện Yên Lạc; huyện Vĩnh Tường; thành phố Vĩnh Yên. Đất được hình thành ở vùng có địa hình thấp trũng, bị ngập nước quanh năm. Thích hợp với nuôi trồng thuỷ sản

hoặc kết hợp trồng lúa và nuôi trồng thuỷ sản.

c - Nhóm đất cát: Có tổng diện tích là 4.236,58 ha(bằng 3,09 % tổng diện tích đất tự nhiên). Phân bố ở các huyện: Mê Linh; Bình Xuyên; Lập Thạch; Tam dương; thị xã Vĩnh Yên. Đất được hình thành do sự bồi tụ tại chỗ sản phẩm thô được rửa trôi từ đồi núi. Thích hợp với các loại cây rau, màu (ngô, đậu tương, lạc).

d - Nhóm đất loang lổ: Có tổng diện tích là 11.887,3 ha(bằng 8,67% diện tích đất tự nhiên). Phân bố chủ yếu ở các huyện Bình Xuyên, Tam Dương, Yên Lạc và Vĩnh Yên. Đất được hình thành trên nền phù sa cũ có sản phẩm feralitic. Thích hợp với các loại cây rau, hoa, cây công nghiệp ngắn

ngày(lạc, đậu tương), cây dược liệu(thanh hao hoa vàng...).

e - Nhóm đất xám: Có tổng diện tích là 42.435,27 ha, bằng 30,94% diện tích đất tự nhiên. Phân bố chủ yếu ở các huyện Mê Linh, Bình Xuyên, Lập Thạch, Tam Dương. Đất được hình thành chủ yếu do sự bồi tụ các sản phẩm rửa trôi ở các thung lũng xen kẽ trong vùng đồi núi và hình thành trên nền phù sa cổ, đá nai, phiến thạch, granit, quăczit, cuội kết…. ở vùng đồng bằng thích hợp với

Ngành nông –lâm –thủy sản Vĩnh Phúc: Hiện trạng và giải pháp

trồng lúa và cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng đồi núi thích hợp với trồng cây ăn quả(độ dốc < 150 ), cây lâm nghiệp theo phương thức sản xuất

nông lâm kết hợp với hình thức trang trại.

f - Nhóm đất tầng mỏng: Có tổng diện tích là 1.264,78 ha(bằng 0,92% diện tích đất tự nhiên). Phân bố ở các huyện Mê Linh, Lập Thạch, Tam Dương, thành phố Vĩnh Yên. Đất được hình thành chủ yếu trên nền đá phiến thạch. Có thể cải tạo trồng cây ăn quả với đất có độ dốc < 150 và trồng cây lâm nghiệp với đất có độ dốc > 150[12].

Nhận xét chung:

- Đất đai của Vĩnh Phúc đa dạng nhưng được phân bố khá tập trung, là điều kiện thuận lợi để có thể phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng vừa đa canh vừa chuyên canh với nhiều loại cây trồng khác nhau như: Cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, cây rau hoa, cây dược liệu, cây ăn quả, cây lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản...

- Đối với đất ruộng: Đa số diện tích đất có địa hình vàn và cao(bằng 81%), được tưới tiêu chủ động (85.88%), đất có thành phần cơ giới trung bình và nhẹ. Độ phì đất ở mức trung bình là chủ yếu với diện tích là 45.355,78 ha, phần lớn các yếu tố đất đai khá thuận lợi cho sản xuất. Tuy vậy diện tích đất ruộng cũng có một số hạn chế là: Một phần khá lớn diện tích đất được phân loại thuộc những nhóm đất xấu, có thành phần cơ giới nhẹ, hạn chế trong thâm canh, tăng năng suất cây trồng, bao gồm đất loang lổ chua bạc màu, đất xám bạc màu, đất cát.

- Đối với đất đồi núi: có diện tích là 39.470,07 ha. Nhìn chung các yếu tố đất đai của đất đồi núi là không thuận lợi trong quá trình sử dụng. Yếu

tố hạn chế cơ bản trong sử dụng là độ dốc của đất đồi núi trong tỉnh khá lớn, tầng đất canh tác mỏng(diện tích có độ dày tầng đất <50 cm là 24.879,02 ha, bằng 63,03% diện tích đất đồi núi).

Một phần của tài liệu Ngành nông –lâm –thủy sản Vĩnh Phúc: Hiện trạng và giải pháp (Trang 43 - 46)

w