Tính chống thuốc của dịch hại

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT (Trang 44 - 45)

4. Thị trường thuốc bảo vệ thực vật

1.7.2.Tính chống thuốc của dịch hại

1.7. Ảnh hưởng xấu của thuốc BVTV đến quần thể sinh vật nông nghiệp

1.7.2.Tính chống thuốc của dịch hại

Tính chống thuốc (kháng thuốc) của dịch hại là hiện tượng phổ biến ở nhiều loài sinh vật trên nhiều địa bàn khác nhau (trên đồng ruộng, trong kho, trên cạn, dưới nước...). nhưng tính chống thuốc được hình thành mạnh nhất ở côn trùng và nhện.

Hiện tượng chống thuốc được nêu lần đầu vào năm 1887, nhưng hiện tượng được mô tả kỹ đầu tiên là hiện tượng chống lưu huỳnh vôi của loài rệp sáp

Quadraspidiotus pezniciosus Comst (1914). Giữa những năm 80 của thế kỹ 20 đã có trên 100 loài nấm và vi khuẩn; khoảng 50 loài cỏ dại; 12 loài chuột; 447 loài côn trùng và nhện (trong đó có 264 loài côn trùng và nhện hại trong nông nghiệp) đã hình thành tính chống thuốc. Đầu tiên nhiều loài côn trùng và nhện chỉ chống thuốc gốc Clo, lân hữu cơ và carbamate thì nay các nhóm thuốc mới như pyrethroit, các chất triệt sản, các chất điều hòa tăng trưởng côn trùng, các thuốc vi sinh vật cũng bị chống. Nhiều loài dịch hại không những chỉ chống một loại thuốc mà còn có thể chống nhiều loại thuốc khác nhau. Năm 1977, đã có tới 70% số thuốc kháng sinh và 90% thuốc trừ bệnh nội hấp bị nấm và vi khuẩn chống lại. Cỏ dại cũng hình thành tính chống thuốc, hầu hết các nhóm thuốc trừ cỏ đều đã bị cỏ dại chống lại. Riêng thuốc Paraquat, đến nay đã có khoảng 18 loài cỏ đã chống thuốc này.

Để phòng trừ dịch hại đã chống thuốc, biện pháp đầu tiện là phài dùng nhiều thuốc hơn, dẫn đến chi phí sẽ tăng lên và môi trường sẽ bị đầu độc nhiều hơn.

Tính chống thuốc là một trở ngại cho việc dùng thuốc hóa học để diệt trừ dịch hại và gây tâm lý nghi ngờ hiệu quả của các loại thuốc sử dụng. Các thuốc trừ dịch hại mới ra đời đã không kịp thay thế cho các thuốc đã bị dịch hại chống.

Dịch hại chống thuốc đã gây ra những tổn thất lớn trong sản xuất nông nghiệp và trong y tế ở nhiều nước và ngày càng trở nên nghiêm trọng. Nhiều chương trình phòng chống dịch hại trong nông nghiệp và trong y tế của các tổ chức quốc tế và trong khu vực dựa chủ yếu vào thuốc hóa học đã bị thất bại. Từ năm 1963, tổ chức y tế thế giới (WHO) và tổ chức nông lương thế giới (FAO) đã thành lập một mạng lưới nghiên cứu tính chống thuốc của dịch hại và tìm biện pháp khắc phục.

Định nghĩa tính chống thuốc của dịch hại: là sự giảm sút phản ứng của quần

thể động thực vật đối với một loại thuốc trừ dịch hại, sau một thời gian dài, quần thể này liên tục tiếp xúc với thuốc đó khiến cho những loài sinh vật ấy chịu được lượng thuốc lớn hơn có thể tiêu diệt được hầu hết các cá thể cùng loài chưa chống thuốc, khả năng này được di truyền qua đời sau, dù cá thể đời sau có hay không tiếp xúc với thuốc (WHO, 1976)

Chỉ số chống thuốc (resistance index – Ri) hay hệ số chống thuốc (resistance coefficient – Rc) là chỉ tiêu xác định tính chống thuốc của dịch hại.

LD50 của loài dịch hại nghi chống thuốc Ri (Rc) = --- LD50 của cùng loài dịch hại chưa tiếp xúc với thuốc Ri (Rc) ≥ 10 có thể kết luận nòi chống thuốc đã hình thành.

Ri (Rc) có thể đạt đến trị số hàng trăm thậm chí lên đến hàng ngàn.

Loài dịch hại chưa từng tiếp xúc với thuốc được gọi là dòng mẫn cảm. Muốn có được dòng mẫn cảm nhiều khi phải nhân nuôi dịch hại trong phòng thí nghiệm, cách ly hoàn toàn với thuốc BVTV.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT (Trang 44 - 45)