Qui tắc vận chuyển, bảo quản và xuất nhập khẩu thuốc BVTV

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT (Trang 81 - 83)

4. Thị trường thuốc bảo vệ thực vật

3.2.Qui tắc vận chuyển, bảo quản và xuất nhập khẩu thuốc BVTV

BẢO VỆ THỰC VẬT

3.2.1. Vận chuyển thuốc

Thuốc dạng lỏng chứa trong chai thủy tinh cần phải được vận chuyển hết sức cẩn thận để tránh bể vỡ. Bên ngoài các bao thuốc loại này phải ghi chữ (Dễ Bể) và làm một dấu hiệu đầu lâu và hai xương bắt chéo. Các loại thuốc dễ gây cháy cũng cần được ghi rõ bên ngoài.

Thuốc phải được để riêng ra khỏi các loại hàng hóa khác, phải dùng rơm hoặc vật liệu chống xóc nào khác để đệm các kiện thuốc, thao tác nhẹ nhàng. Xe chở thuốc sát trùng phải có buồng lái riêng cho tài xế, không được chở thuốc chung với hành khách.

Một số quy tắc cần thiết đối với các phương tiện vận chuyển thuốc bị tai nạn như sau:

- Tắt máy ngay để tránh cháy - Không cho phép hút thuốc lá

- Mọi người phải di chuyển ra khỏi vị trí, đứng trên gió để tránh hít phải thuốc hoặc hơi nóng nếu bị cháy. Nếu cần giúp người bị hôn mê thì chỉ cần một số người được tham gia vào.

- Khi không thấy nguy cơ cháy, nổ hoặc bốc hơi quá mức có thể cẩn thận tìm cách ngăn chặn không cho thuốc đổ tràn vào các vực nước. Nếu đổ quá nhiều, phải gọi ngay người có chuyên môn giải độc hoặc chính quyền địa phương. Ngăn chặn dân địa phương tò mò đi vào khu vực. Nếu thuốc bị đổ là thuốc diệt cỏ, phải tìm cách ngăn ngừa để thuốc khỏi gây hại cho cây trồng trong khu vực lân cận.

3.2.2. Bảo quản, tồn trữ thuốc BVTV

Bảo quản, tồn trữ thuốc phải đạt được hai mục tiêu: giữ được lâu dài hoạt tính của thuốc và an toàn cho con người và môi trường xung quanh. Lưu ý các điểm sau:

- Thuốc cần được lưu trữ ở chổ khô và mát bởi vì tia nắng trực tiếp sẽ phân hủy và giảm hiệu lực của thuốc thậm chí có thể gây hỏa hoạn.

- Khu vực tồn trữ phải thoáng khí để công nhân vào khỏi bị ngộ độc. Cần lắp quạt hút gió trên trần.

- Nên sắp xếp các loại thuốc theo độ độc. Các loại rất độc nên sắp trong cùng để giảm bớt ảnh hưởng đối với người vào làm việc thường xuyên. - Đặt kế hoạch chuyển vận thuốc vào ra thật hơp lý sao cho công nhân hiện diện với thời gian tối thiểu trong khu vực kho vựa.

- Cửa kho thuốc phải khoá thường xuyên và cấm trẻ em lai vãng.

- Kho vựa phải xa cách khu vực nhà ở. Trường hợp các đại lý bán lẻ thì cần phải có khoảng cách an toàn giữa nơi chứa thuốc và nơi sinh hoạt. - Kho vựa phải có các phương tiện phòng bị thuốc đổ ra ngoài và chữa lửa. Tối thiểu phải có: chổi, vôi, đất, xuổng, thùng chứa rỗng, bình chữa lửa. Nên có bờ bao thấp chung quanh kho chứa để tránh thuốc đổ chảy ra xa. Nước rửa kho vựa phải thoát ra có chỗ.

- Phải có các dụng cụ sơ cứu: xà phòng, găng tay, mặt nạ thở, nước rửa...

- Khi có hỏa hoạn phải báo động cho mọi người tránh khỏi khói độc và phải báo cho đội cứu hỏa biết trước có khói độc để họ chuẩn bị khẩu trang. - Duy trì mối liên lạc với ngành y tế, chữa lửa, cảnh sát.

- Không được bày bán chung thuốc với các loại hàng hóa khác.

- Thuốc diệt cỏ phải được để ra một khu riêng biệt vì tạp nhiễm thuốc diệt cỏ qua các thuốc khác có thể bất ngờ gây hại cho hoa màu.

3.2.3. Xuất nhập khẩu thuốc

Thuốc BVTV là loại hành hóa đặc biệt, chúng là các chất độc, do đó việc xuất nhập khẩu cần phải tuân thủ theo các qui định của nhà nước nhằm đảm bảo an toàn. Một số qui định cụ thể như sau:

+ Nhập khẩu thuốc thành phẩm và nguyên liệu để sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật

- Việc nhập khẩu thuốc thành phẩm, nguyên liệu trong danh mục thuốc được phép sử dụng hoặc hạn chế sử dụng ở Việt Nam để sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói theo quy định của Nghị định do Chính phủ ban hành. - Nhập khẩu thuốc thành phẩm, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục được phép sử dụng để gia công, đóng gói tại Việt Nam nhằm mục đích tái xuất theo hợp đồng đã ký với nước ngoài phải có giấy phép nhập khẩu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và phải chịu sự kiểm tra việc tái xuất đó của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Tổ chức, cá nhân nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong danh mục được phép sử dụng để khảo nghiệm, để sử dụng trong các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam mà được phép dùng loại thuốc này hoặc nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục hạn chế sử dụng phải có giấy phép xuất khẩu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định điều kiện và thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật.

+ Tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh được phép xuất khẩu thuốc, nguyên

liệu thuốc bảo vệ thực vật theo quy định về hoạt động xuất nhập khẩu của Nhà nước.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT (Trang 81 - 83)