Xử lý khẩn cấp các trường hợp ngộ độc thuốc BVTV

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT (Trang 85 - 86)

4. Thị trường thuốc bảo vệ thực vật

3.6.1. Xử lý khẩn cấp các trường hợp ngộ độc thuốc BVTV

- Loại trừ chất độc khỏi cơ thể:

Khi nạn nhân nuốt phải thuốc sát trùng, phải gây ói mửa hoặc súc ruột. Không nên gây ói mửa nếu nạn nhân ở trạng thái lơ mơ hoặc bất tỉnh trong trường hợp nuốt phải thuốc chế hóa trong dung môi như là kerosene hoặc các sản phẩm chưng cất từ dầu mỏ. Vì chỉ cần một lượng nhỏ kerosene lọt vào khí quản hoặc các phế nang cũng có thể gây ra viêm phổi nặng nề.

Sự hấp thu các chất độc qua đường tiêu hóa có thể được chặn bớt bằng cách dùng than hoạt tính. Than này hấp thu gần hết các chất độc trừ cyanide. Pha một muỗng canh bột than hoạt tính mịn vào 100 ml nước rồi cho nạn nhân uống hoặc đưa vào bao tử bằng các loại ống thông. Than hoạt tính hấp thu chất độc rất mạnh nếu uống trong vòng một giờ đầu nhiễm độc.

Khi nạn nhân bị ngộ độc qua đường thở, phải kéo nạn nhân ra khỏi khu vực bị nhiễm hơi độc, và lột bỏ tất cả áo quần bị thấm hơi thuốc. Hầu như tất cả các loại thuốc sát trùng đều có khả năng thâm nhập qua 3 đường: tiêu hóa, hô hấp và tiếp xúc.

Phải rửa nạn nhân với thật nhiều nước, sau đó thoa xà bông lên da để khử chất độc. Không bao giờ thoa các loại dầu vì dầu có thể làm gia tăng tính thấm qua da của chất độc. Sau đó đắp nạn nhân bằng một tấm mền coton.

Nếu dính thuốc vào mắt, rửa ngay lập tức với nước trong vài phút. Phụ giữ mở mi mắt của nạn nhân và xối nước nhẹ liên tục vào để rửa cho sạch thuốc.

Khi cấp cứu nạn nhân thao tác cẩn thận để giữ cho bản thân khỏi bị nhiễm độc.

- Duy trì hơi thở của nạn nhân

o Đặt nạn nhân nằm nghiêng, đầu hơi thấp xuống 15-30 độ so với bao tử. Nếu nạn nhân nuốt chất độc thì cho nằm nghiêng bên trái để thuốc khỏi di chuyển xuống tiếp tục qua vùng hạ vị nơi xảy ra sự hấp thu thuốc mạnh mẽ. Duy trì tư thế này trong khi di chuyển đến bệnh viện.

o Cẩn thận hút bỏ tất cả chất tiết ở vùng miệng và cổ họng. Không được hút trực tiếp bằng miệng, đặt biệt là trường hợp nạn nhân nuốt hoặc hít phải thuốc.

o Nếu nạn nhân bị bất tỉnh, phải đè lưỡi xuống bằng cách đút một cán muỗng dài hoặc dụng cụ đè lưỡi dùng trong y khoa vào vùng giữa vòm miệng và lưỡi.

Nếu có đủ phương tiện, nên cho nạn nhân thở oxygen. Sau đó chở bệnh nhân vào bệnh viện để chữa trị.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)