Những biện pháp đảm bảo sử dụng thuốc có hiệu quả tốt và an toàn cho

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT (Trang 83 - 84)

4. Thị trường thuốc bảo vệ thực vật

3.3. Những biện pháp đảm bảo sử dụng thuốc có hiệu quả tốt và an toàn cho

VÀ AN TOÀN CHO NGƯỜI DÙNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

3.3.1. Trước khi sử dụng thuốc

- Trang bị bảo hộ nhằm làm giảm sự tiếp xúc và xâm nhập của thuốc vào cơ thể, đồng thời hạn chế nguy cơ bị ngộ độc. Không làm việc trong kho, trong cửa hàng thuốc BVTV, không đi phun thuốc trên ruộng nếu không có bộ đồ bảo hộ thích hợp.

- Có đầy đủ quần áo bảo hộ và công cụ bảo hộ lao động khi tiếp xúc với thuốc: quần áo dài, tạp dề bằng nilon hay vải không thấm ướt, mũ, khẩu trang, kính. Khi tiếp xúc với thuốc, không phải bất kỳ trường hợp nào cũng phải mang đầy đủ trang bị bảo hộ lao động. Trang bị bảo hộ cho người lao động nhiều hay ít, tùy thuộc vào độ độc của loại thuốc sử dụng. Thuốc càng độc, càng phải trang bị đầy đủ. Trang bị bảo hộ còn tùy thuộc vào loại cây trồng: phun cây cao cần có đầy đủ đồ bảo hộ, cây thấp cần ít hơn. Cần tự tạo cho mình bộ đồ bảo hộ đầy đủ.

- Ăn no trước khi phun thuốc.

- Mang theo nước uống, xà phòng, khăn mặt và quần áo sạch sẽ để dùng ngay nếu cần.

- Kiểm tra bình bơm và khắc phục sự cố trước khi đem bơm thuốc ra ruộng.

- Khi phun thuốc nơi hẻo lánh cần có người đi cùng.

3.3.2. Trong khi sử dụng thuốc

- Không dùng bình rò rỉ hay để thuốc dính lên da. Không ăn uống, hút thuốc trong khi phun thuốc.

- Ngừng phun thuốc ngay khi phát hiện bình phun rò rì. Xả van khí trong bình bơm. Đổ nước thuốc ra xô chậu và tìm cách khắc phục.

- Khi vòi phun bị tắc, cần lên bờ, đến nơi sạch cỏ, tháo vòi, rửa sạch. Nều vòi bị tắc, cần lấy cây cọng mềm, thông, không dùng mồm thổi thông vòi. - Không phun thuốc ngược chiều gió, nên đi vuông góc với chiều gió; không phun thuốc khi trời có gió quá to.

- Thay ngay quần áo mới nếu quần áo đang mặc bị dính thuốc.

- Giải lao: Chọn nơi thoáng mát, xa nơi phun thuốc; Chỉ ăn uống hút thuốc khi đã rửa tay mặt mũi sạch.

- Không chăn thả gia súc trong khu đang phun thuốc.

3.3.3. Sau khi sử dụng thuốc

Thu dọn bao bì, chai thuốc và tiêu hủy đúng cách: đập bẹp vỏ sắt, đập vỡ chai, chôn bao bì nơi hẻo lánh, cao, không úng nước, có biển cảnh báo hay rào chắn; hố đào phải có chiều sâu thấp hơn bề mặt mương gần nhất. Không đốt bình chứa thuốc.

Rửa sạch trong ngoài bình bơm bằng nước xà phòng. Tháo rời từng bộ phận, dùng vải mềm rửa sạch, thông vòi phun bằng nước xà phòng và nước sạch. Úp ráo nước, cất vào kho. Không để bình bơm bừa bãi khi làm việc hay khi bảo quản.

Không đổ nước thuốc thừa và nước rửa bơm xuống ruộng, nguồn nước. Thuốc dùng không hết phải đậy, cất vào kho riêng, có khóa. Kho phải xa nhà. Tắm và giặt sạch quần áo bảo hộ và công cụ bảo hộ bằng xà phòng. Chỉ dùng quần áo bảo hộ khi tiếp xúc với thuốc. Không để chung quần áo bảo hộ với quần áo thường mặc. Không để quần áo (kể cả quần áo bảo hộ) công cụ phòng hộ trong kho thuốc.

3.4. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO NGƯỜI VÀ GIA SÚC, GIA CẦM Ở VÙNG CÓ SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

Cần có bảng thông báo hoặc đặt các biểu tương nguy hiểm ở khu vực sử dụng thuốc để đảm bảo an toàn cho người và các động vật.

Cần đảm bảo thời gian trở lại khu vực đã xử lý thuốc. Thời gian trở lại khu vực xử lý dài hay ngắn tùy thuộc vào loại thuốc. Bình thường, sau khi phun 48h là có thể quay lại khu vực xử lý thuốc. Trong trường hợp đặc biệt cần vào khu xử lý cần có quần áo bảo hộ.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)