4. Thị trường thuốc bảo vệ thực vật
2.5. Các phương pháp xác định tính độc và hiệu quả của thuốc BVTV đố
2.5.3. Cách tính lượng thuốc thương phẩm cần dùng
Khi liều lượng khuyến cáo cho dưới dạng hoạt chất kg (g) a.i./ha (N)
N (kg a.i./ha) x S (ha) x 100 Lượng thuốc = ---
A Trong đó: S: Diện tích cần được xử lý
A: Tỷ lệ % hoạt chất có trong thuốc thương phẩm
Ví dụ: cần bao nhiêu Kg thuốc thương phẩm để xử lý 250 m2 nếu biết liều
lượng hoạt chất sử dụng là 1 kg a.i./ha và tỷ lệ hoạt chất trong thuốc thương phẩm là 5%.
1kg a.i./ha x 0,025 ha x 100 Lượng thuốc = --- = 0,5 kg
5
Khi liều lượng khuyến cáo cho dưới dạng % hoạt chất trong dung dịch phun
V x N x S x 100 Lượng thuốc = ---
A
Trong đó: V: là lượng nước cần phun (1ít/ha); N: liều lượng khuyến cáo A: là tỉ lệ hoạt chất trong thuốc
Ví dụ: Bao nhiêu thuốc cần để xử lý 1 ha nếu biết nồng độ hoạt chất có trong
dung dịch phun là 1 %, lượng nước cần thiết là V = 400 lít/ha và tỉ lệ hoạt chất trong thuốc là 50%.
400 (l/ha) x 1/100 x 1 ha x 100
Lượng thuốc = --- = 8 lít (kg)
50
Câu hỏi ôn tập:
1. Phân loại, ưu và nhược điểm của các dạng thuốc BVTV?
2. Những ưu và nhược điểm của các phương pháp sử dụng thuốc BVTV? 3. Nguyên tắc và phương thức hỗn hợp các thuốc BVTV?
4. Cơ sở khoa học của nguyên tắc 4 đúng trong sử dụng thuốc BVTV? 5. Các phương pháp xác định tính độc của thuốc BVTV?
6. Phương pháp xác định hiệu quả của thuốc BVTV đối với các sinh vật gây hại?
Chương 3
NHỮNG BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN KHI SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Chương này giúp sinh viên biết kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV để đạt hiệu quả và an toàn, nắm được các kiến thức về sơ cấp cứu người khi bị ngộ độc thuốc.