Sự xuất hiện loài dịch hại mới

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT (Trang 45)

4. Thị trường thuốc bảo vệ thực vật

1.7. Ảnh hưởng xấu của thuốc BVTV đến quần thể sinh vật nông nghiệp

1.7.4. Sự xuất hiện loài dịch hại mới

Sau một thời gian dùng thuốc, một số loài dịch hại chủ yếu trước đây chỉ còn gây hại không đáng kể. Ngược lại một số loài sâu hại trước đây không được coi trọng lại trở nên rất nguy hiểm, gây nên những tổn thất to lớn. Việc phòng trừ những loài dịch hại mới nổi lên này thường phức tạp và khó khăn hơn trước nhiều.

Ở Việt Nam, sau 6 – 7 năm dùng thuốc DDT, Wofatox để trừ sâu hại chính trên chè, cam quít và bông đã làm cho nhện hại từ chỗ là loài dịch hại không đáng kể trở thành một loài dịch hại nguy hiểm gây khô lá trên diện rộng, các loài rệp sáp theo đó cũng phát triểm mạnh. Trên bông, ngoài nhện còn nhiều đối tượng mới phát sinh như rầy xanh (Chlorita bigutula), sâu ăn tạp (Spodoptera sp.) và sâu xanh (Heliothis sp.) mới xuất hiện nhiều ở vùng trồng bông Nha Hố từ khi dùng thuốc trừ sâu để diệt sâu sâu loang và sâu xanh.

Việc thay đổi thành phần các thuốc diệt cỏ trên đồng ruộng lúa ở Nhật Bản cũng là một ví dụ lý thú. Những thuốc trừ cỏ 2,4 D, MCPA được dùng để trừ cỏ lá rộng và cói lác vào những năm 50 được thay thế dần bằng các loại thuốc trừ cỏ lồng vực như DCPA và Saturn vào những năm 60. Do việc dùng thuốc trừ cỏ lá rộng và cói lác ở thập niên 50 mà ở thập niên 60 cỏ lồng vực trở nên loài cỏ gây hại chính yếu.

Như vậy, dịch hại mới không phải là những loài dịch hại từ nơi khác di chuyển đến mà là dịch hại thứ yếu có ngay tại địa phương đó mới bùng phát mà thành. Sự hình thành các loài dịch hại mới là kết quả của sự sai khác về độ mẫn cảm giữa các loài và khả năng hình thành tính chống thuốc sớm hơn các loài khác.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)