Thuốc dẫn dụ côn trùng

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT (Trang 112 - 115)

4. Thị trường thuốc bảo vệ thực vật

4.1.8.Thuốc dẫn dụ côn trùng

4.1. Thuốc trừ sâu

4.1.8.Thuốc dẫn dụ côn trùng

a. Metyl eugenol

Tính chất: Metyl eugenol là một chất giả chất tiết dục của ruồi cái Dacus dorsalis, có khả năng dẫn dụ ruồi đực rất mạnh. Hiệu lực dẫn dụ kéo dài 10 – 15 ngày. Rất ít độc với người và môi trường.

Naled là thuốc trừ sâu thuộc nhóm lân hữu cơ có hiệu quả cao với các loại ruồi,

Sử dụng: Dùng trừ ruồi đục trái cây. Thấm 1 ml thuốc vào miếng vải hoặc

bông đặt trong một hộp nhựa (hoặc sắt) có đục lỗ ở bên (gọi là bẫy) để ruồi bay vào ăn thuốc và chết trong đó. Treo bẫy lên cây cách mặt đất khoảng 1,5 – 2 m ở chỗ râm mát, thoáng gió, đặt 2 – 3 bẫy cho 1000m2, sau 7 – 10 ngày thu dọn ruồi chết và thấm lại thuốc mới để tiếp tục dẫn dụ ruồi. Có thể đặt bẫy quanh năm, nhất là khi trái cây bắt đầu chín.

Thuốc chỉ dẫn dụ và diệt ruồi đực, ruồi cái sống nhưng không đẻ trứng, sẽ giảm rất nhiều số lượng dòi đục trái. Khả năng hỗn hợp: không pha thêm thuốc nào khác.

b. Pheromon

Là những chất bay hơi do cơ thể sinh vật tiết ra hay được tổng hợp có khả năng tác động đến sinh lý hay hành vi của các cá thể khác cùng loài, bắt chúng di chuyển về nguồn phát ra những chất dẫn dụ đó. Các phản ứng có thể xảy ra tức thì (như pheromon sinh dục), hay chậm hơn (do tác động đến các chức năng sinh lý).

Các pheromon đều là các acid béo thay thế hay các thành phần tương tự có trong thức ăn, được dùng ở nồng độ rất thấp trong không khí, nên hầu như không độc với độc vật máu nóng.

Ở côn trùng, pheromon được tiết ra từ những tuyến đặc biệt hoặc từ các gian đốt. Ngoài côn trùng, pheromon còn có ở các loài giáp xác (ngành chấn đốt), cá lưỡng thê và một số cá khác, cóc và một số loài ve bét.

Chất dẫn dụ côn trùng được chia làm các nhóm:

Những chất dẫn dụ sinh dục: Những chất dẫn dụ sinh học còn gọi là

pheromon giới tính. Chúng là các hợp chất tự nhiên (do côn trùng tiết ra) hoặc được tổng hợp nhân tạo, có hoạt tính chuyên hoá cao, chỉ hấp dẫn cá thể cùng loài nhưnh khác giới. Các pheromon này sinh ra từ các tuyến thơm của con cái (là chủ yếu) hay từ con đực, có tác động kích thích dẫn dụ hoạt động sinh dục, kết cặp, thường thấy ở bộ cánh cứng, cánh vảy, bọ xít, ruồi. Nồng độ pheromon trong không khí tăng, làm công trùng từ trạng thái di chuyển sang kích thích giao phối. Pheromon sinh dục hay quyến rũ (epagon) đóng vai trò giám sát, theo dõi sự xuất hiện của các loài sâu hại. Lợi dụng đặc tính này, người ta tổng hợp các pheromon giả, phá huỷ khả năng con đực tìm kiếm con cái để giao phối, nhằm làm giảm số lượng quần thể côn trùng đời sau.

Đến nay người ta đã biết trên 350 loài côn trùng thuộc 12 bộ có pheromon sinh dục. Người ta cũng đã tổng hợp được một số pheromon nhân tạo, ví dụ chất cis – 7 – dencen – 1- ol axetat có tác dụng hấp dẫn bướm đực Trichophlusiani spp. Chất

Prophylur là chất dẫn dụ sinh học của sâu hồng hại bông Pectinophora gossypiella.

Những chất dẫn dụ tìm kiếm thức ăn: Có tác dụng giúp cho côn trùng lựa

chọn loại thức ăn thích nhất của chúng. Những chất này có thể là những chất men (nước đường lên men, dich thuỷ phân albumin), vitamin, vv… Những chất dẫn dụ tìm kiếm thức ăn không có tính đặc hiệu cao bằng các chất dẫn dụ sinh dục, chúng có thể hấp dẫn cả con đực và con cái thuộc những loài tương đối xa nhau về mặt di truyền. Tính hấp dẫn của những chất này không xa và lâu dài bằng những chất dẫn dụ sinh dục.

Pheromon này có trong côn trùng trưởng thành và ấu trùng, còn có tác dụng quần tụ loài, giúp cá thể trong loài tụ tập vĩnh viễn hay nhất thời, nhằm mục đích nhất định của loài. Ví dụ: 15 loài côn trùng thuộc họ Ipidae tiết ra hormon, giúp cho mọt quy tụ trong một cây gỗ làm cuộc sống của loài ở đời sau được thuận lợi.

Những chất dẫn dụ côn trùng tìm nơi đẻ trứng: Trên rau họ hoa chữ thập, cây

sen cạn (Capucine), cỏ mộc tế (Reseda), một số cây thuộc họ hồng lâu (Capparidaceae) có chứa chất alkylizothioxianat dẫn dụ bướm sâu xanh bướm trắng

Pieris sp. đến đẻ trứng.

Pheromon bầy đàn (ethophnon): Thường thấy ở các côn trùng có cuộc sống

bầy đàn như ong, kiến, mối… Côn trùng dùng loại pheromon này như tín hiệu thông tin điều tiết bầy đàn: Kết bầy, báo nhiễu loạn nhiệt, ẩm độ trong tổ.

Pheromon cảnh báo (torybon): Phát tín hiệu báo động khi tổ bị xâm phạm, gây

phản ứng chạy trốn hay chống trả.

Pheromon đánh dấu (odmichinon): dùng để đánh dấu nơi cư trú, đường tìm

thức ăn, thậm chí điều tiết số lượng cá thể.

Việc phân loại pheromon dựa vào chức năng của chúng như: Cảnh báo, đánh dấu, kết bầy, ngụy trang, đẻ trứng, nhận nhóm, giữ nhóm, ngăn chặn, có ý nghĩa quan trọng trong việc sử dụng chúng, trong đó pheromon sinh dục là tâm điểm phòng trừ côn trùng.

Các pheromon tự nhiên hay nhân tạo được dùng trong bảo vệ thực vật nhằm: - Phát hiện kịp thời và đánh giá mức độ xuất hiện của một loài sâu hại nào đó trong vùng cho công tác dự tính dự báo; xác định thời điểm cần phun thuốc trừ sâu.

- Bẫy bắt quần thể để giảm số lượng cá thể trong loài, giảm sự phụ thuộc của công tác phòng chống sâu hại với thuốc trừ sâu; dùng pheromon để dẫn dụ sâu hại tập trung trên diện tích nhỏ để diệt.

- Quấy rối giao phối là biện pháp dùng các pheromon giả ở khắp nơi khiến cho côn trùng cùng loài không tìm được bạn tình, nhằm loại trừ sự sinh sản của côn trùng, là một trong những phương pháp hứa hẹn nhất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bẫy cây trồng (trồng một số diện tích nhất định trước vụ), thu hút côn trùng đầu vụ đến đó để diệt, nhằm hạn chế hay làm chậm sự phát sinh của sâu trong vụ.

Dùng pheromon có rất nhiều ưu điểm:

- Giảm chi phí sản xuất (giảm lượng thuốc, số lần phun, công phun thuốc). - Giảm sự ngộ độc, giảm dư lượng thuốc trong môi trường.

- Rất ít hại đến sinh vật có ít, phù hợp với hệ thống quản lý dịch hại tổng hợp.

Hiện nay đã có hơn 700 loại pheromon của các loài côn trùng khác nhau được tổng hợp, trong đó có nhiều loại đã được thương mại hoá với rất nhiều dạng khác nhau, phụ thuộc vào kỹ thuật giải phóng pheromon.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT (Trang 112 - 115)