Sự liên quan giữa đặc điểm của sinh vật với tính độc của chất độc

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT (Trang 41)

4. Thị trường thuốc bảo vệ thực vật

1.6.2.Sự liên quan giữa đặc điểm của sinh vật với tính độc của chất độc

Các loài sinh vật có phản ứng rất khác nhau đối với một loại thuốc, cùng một loại thuốc, ở cùng một liều lượng, một phương pháp xử lý, thậm chí trên cùng một điểm xử lý nhưng có loài sinh vật này bị thuốc gây hại, loài khác lại không hoặc ít bị gây hại. Ví dụ: thuốc trừ cỏ Ethoxysulfuron diệt cỏ chác lác và lá rộng rất tốt nhưng không diệt được nhóm cỏ hòa bản và an toàn cho lúa. Thuốc Buprofezin có hiệu lực trừ các loại côn trùng có miệng chích hút nhưng không diệt trừ được côn trùng có miệng nhai.

Cùng một loài sinh vật, tính mẫn cảm của loài sinh vật ở các giai đoạn phát dục khác nhau cũng không giống nhau với từng loại thuốc. Ví dụ giai đoại trứng và nhộng của côn trùng thường chống thuốc mạnh hơn giai đoạn sâu non và trưởng thành, cỏ non thường chống chịu thuốc kém hơn cỏ già.

Giới tính của sinh vật cũng ảnh hưởng đến sự chống chịu của thuốc. Thông thường thì khả năng chống chịu của con đực kém hơn con cái.

Tính mẫn cảm của các cá thể sinh vật trong một loài, cùng giai đoạn phát dục với một loại thuốc cũng khác nhau. Khi bị một lượng rất nhỏ chất độc tác động, có những cá thể bị hại rất nghiêm trọng nhưng có các cá thể khác không bị hại. Đó là phản ứng cá thể của sinh vật gây nên do cá loài sinh vật có cấu tạo khác nhau về hình thái, đặc trưng về sinh lý sinh hóa khác nhau. Những côn trùng đối ăn, sinh trưởng trong điều kiện khó khăn thường có sức chống chịu với thuốc kém.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT (Trang 41)