Thuốc trừ sâu Clo hữu cơ (CHC)

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT (Trang 98 - 100)

4. Thị trường thuốc bảo vệ thực vật

4.1.2.Thuốc trừ sâu Clo hữu cơ (CHC)

4.1. Thuốc trừ sâu

4.1.2.Thuốc trừ sâu Clo hữu cơ (CHC)

Các thuốc clo hữu cơ chứa chủ yếu các nguyên tử carbon, chlorine và

hydrogen. Chất tiêu biểu cho nhóm thuốc này là DDT. Thuốc này nay đã bị cấm ở hầu hết các nước trên thế giới. Trước khi bị cấm DDT có một lịch sử lẫy lừng, đã giúp ích rất nhiều cho hai ngành Nông nghiệp và Y tế. Người phát minh ra DDT đã nhận được giải thưởng Nobel. Hiện nay tại Việt Nam, tất cả các thuốc trừ sâu gốc clo hữu cơ

đều bị cấm sử dụng.

a. Nhóm DDT và các chất liên quan

Gồm có DDT, DDD (TDE), Methoxychlor, Ethylan, Dicofol, Chlorobenzilate. Hai đặc tính cơ bản của DDT và DDE là:

Bền bỉ trong môi trường, không bị phân hủy bởi vi sinh vật, men, nhiệt, và tia UV (tia cực tím).

Tích lũy tăng bội sinh học trong chuỗi thực phẩm, chủ yếu tích lũy trong mô mỡ động vật.

Cơ chế tác động của các thuốc thuốc nhóm này là có tính độc đối với hệ thần kinh, phá hủy sự cân bằng muối và kali trong thần kinh, làm chúng không còn dẫn truyền luồng thần kinh được nữa. Việt Nam đã cấm sử dụng nhóm thuốc này vào tháng 5 năm 1996.

b. Hexachlrocyclohexan (HCH)

Còn được gọi là Benzenehexachloride (BHC), chất này được biết tới từ năm 1825 nhưng mãi đến 1940 mới được dùng như thuốc diệt côn trùng. Chất này có nhiều đồng phân (alpha, beta, gamma, delta, epsilon). Trong hỗn hợp bình thường của các đồng phân, gamma BHC chiếm 12%. Về sau, người ta đã chế tạo được Lindane với 99% là gamma BHC. Thuốc HCH thường lưu lại mùi trên sản phẩm nhưng do giá rẻ nên vẫn còn được dùng ở các nước nghèo. Tác động của HCH trên côn trùng và động vật có vú cũng tương tự như với DDT. Lindane gây độc thần kinh, gây run rẩy, co giật và cuối cùng là suy kiệt. Lindane không mùi và bay hơi mạnh. Trong nhóm này, thuốc

c. Các Cyclodiens

Các thuốc trong nhóm cyclodien được chế tạo vào những năm sau thế chiến thứ II gồm có: Chlordane (1945); Aldrin, Dieldrin (1948); Heptachlor (1949); Endrin (1951); Mirex (1954); Endosulfan (1956); và Chlordecone (1958). Còn có một số khác ít quan trọng hơn như: Isodrin, Alodan, Bromodan, Telodrin. Nhìn chung, các cyclodien là những chất bền vững trong đất và khá bền trước tác động của tia UV và ánh sáng trông thấy. Do đó chúng được dùng phổ biến ở dạng thuốc xử lý vào đất để trừ mối và các côn trùng đất có giai đoạn ấu trùng ăn phá rễ non. Các thuốc nhóm này rẻ, khả năng tiêu diệt bền bỉ nên được ưa chuộng trước đây. Tuy nhiên hiện nay côn trùng đất đã phát triển tính kháng với chúng, do đó mức tiêu thụ sau đó ít dần. Riêng ở Mỹ, từ 1975 đến 1980 cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa kỳ đã cấm dùng nhóm này. Riêng Aldrin và Dieldrin còn tiếp tục dùng để trừ mối thì đến năm 1984 cũng bị cấm luôn, đồng thời Chlordane và Heptachlor cũng bị cấm năm 1988. Các thuốc cyclodiene có độc tính tương tự nhau đối với côn trùng, động vật có vú, và chim nhưng rất độc cho cá. Các cyclodiene gây độc thần kinh như DDT và HCH, chúng cũng làm rối loạn sự cân bằng muối và kali trong nơ ron thần kinh nhưng theo một cách khác với DDT và HCH. Trong nhóm này, các thuốc Aldrin, Endosulfan, Dieldrin, Endrin, Chlordane, Heptachlor, Isodrin đã bị cấm sử dụng tại Việt Nam vào tháng 5 năm 1996.

Đặc tính của chất Endosulfan – thuốc điển hình trong nhóm này

Thuốc kỹ thuật dạng rắn, điểm nóng chảy 109,2 – 213,30C. Không tan trong nước, tan trong nhiều dung mô hữu cơ. Nhóm độc I, LD50 qua miệng 22,7 – 160 mg/kg, chè đen 30 mg/kg. Thuốc trừ sâu và nhện hại cây, tác động tiếp xúc và vị độc, ở nhiệt độ cao có khả năng xông hơi. Thời gian cách ly 21 ngày với cây ăn quả, 28 ngày với cây ngủ cốc.

Sử dụng: Phòng trừ nhiều loại sâu đục thân, đục quả, sâu ăn lá, mọt đục cành,

đục quả, bọ trĩ, rệp, nhện đỏ cho bông, đậu, cây ăn quả, cà phê, chè. Thuốc sữa 35% hoạt chất dùng liều luợng 1- 2 l/ha, pha nước với nồng độ 0,2 – 0,3% phun ướt đều lên cây.

Endosulfan là thuốc chỉ được dùng ở dạng lỏng, có hàm lượng hoạt chất không quá 40%. Không dùng cho rau và cây dược liệu, không dùng cho lúa và màu ở khu vực hoặc gần khu vực nuôi tôm, cá. Chỉ dùng cho cây công nghiệp, cây lâm nghiệp, cây ăn quả và cây cảnh trước khi ra hoa.

Khả năng hỗn hợp: có các dạng hỗn hợp với Methomyl, Cypermethrin. Khi sử dụng có thể pha chung với nhiều thuốc trừ sâu bệnh khác.

d. Các Polychlorterpene

Chỉ có hai chất polychlorterpene là toxaphene (1947) và Strobane (1951). Toxaphene sinh ra từ sự clo hóa Camphene, một chất từ cây thông. Trong nông nghiệp, toxaphene được dùng rất nhiều, dùng ở dạng đơn độc hoặc phối hợp với DDT hoăc với Methyl Parathion. Toxaphene là một hỗn hợp của 177 chất dẫn xuất clo hóa của hợp chất 10 carbon. Thành phần cực độc của hỗn hợp Toxaphene này là Toxicant A, chỉ chiếm 3% trong hỗn hợp kỹ thuật. Chất này độc gấp 18 lần trên chuột, 6 lần trên ruồi, và 36 lần trên cá vàng khi so với hỗn hợp toxaphene kỹ thuật.

Các loại thuốc này lưu lại lâu trong đất nhưng không lâu bằng cyclodiene, và thường biến mất khỏi bề mặt thực vật sau khi phun hai hay ba tuần. Sự mất đi chủ yếu là do bay hơi hơn là do biến dưỡng hoặc quang phân giải. Thuốc dễ bị biến đổi trong cơ thể động vật và loài chim. Thuốc không tồn trữ trong mô mỡ. Tuy ít độc cho côn trùng, động vật có vú và chim, thuốc lại rất độc đối với cá tương tự như Toxaphene. Cơ chế gây độc cũng tương tự như Cyclodiene. Ở Mỹ Toxaphene bị cấm năm 1983. Trong nhóm này, Việt Nam đã cấm Toxaphene và Strobane vào tháng 5 năm 1996.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT (Trang 98 - 100)