Thuốc trừ nhện hại

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT (Trang 126 - 128)

4. Thị trường thuốc bảo vệ thực vật

4.2.Thuốc trừ nhện hại

4.2.1. Abamectin

Tính chất: Thuốc được sản xuất từ dịch phân lập qua lên men nấm

Streptomyces avermitilis. Nguyên chất dạng bột rắn, màu vàng nhạt, điểm nóng chảy 150 – 1550C, tan ít trong nước (0,01 mg/l), tan trong nhiều dung môi hữu cơ.

Nhóm độc II, LD50 qua miệng 300 mg/kg, LD50 qua da > 1800 mg/kg, dễ kích thích qua da và mắt, tương đối dộc với cá, ít độc với ong. TGCL 14 ngày. Thuốc trừ sâu và nhện tiếp xúc, vị độc. Phổ tác dụng tương đối hẹp.

Sử dụng: Phòng trừ các loại sâu tơ, sâu xanh, dòi đục lá, rầy rệp, bọ phấn và

nhện hại cà chua, các loại rau, cam, quýt và cây ăn quả khác. Liều lượng sử dụng trừ sâu 10 – 20g a.i/ha, trừ nhện từ 15 – 25g a.i/ha. Chế phẩm Vertimec 1.8 EC dùng từ 0,6 – 1,2 l/ha, pha nước với nồng độ 0,15 – 0,3% phun đẫm lên cây.

Khả năng hỗn hợp: Có thể pha chung với nhiều thuốc trừ sâu bệnh khác. 4.2.2. Acrinathrin

Tính chất: Thuốc nguyên chất là chất ngắn màu trắng, điểm nóng chảy 81,50C. Tan trong các dung môi hữu cơ như acetne, chloroform, dimethyl formamide. Không tan trong nước (0,02 mg/l ở 250C). Bền vững 2 năm ở nhiệt độ bình thường trong nhà.

Nhóm độc III, LD50 qua miệng > 5000 mg/l, LD50 qua da > 2000 mg/kg. Tương đối độc với cá, ít độc đối với ong. TGCL 7 ngày. Tác động tiếp xúc và vị độc, phổ tác dụng tương đối hẹp, phòng trừ các sâu hại thuộc bộ cánh đều, bộ cánh tơ và nhện.

Sử dụng: Rufast 3EC dùng phòng trừ các loại rầy, rệp, bọ phấn, bọ trĩ, nện cho

rau, bông và cây ăn quả (táo, nho, cam, quýt …). Liều lượng dùng 1 – 2 l/ha, pha nước với nồng độ 0,2 – 0,4% phun ướt đều lên cây.

Khả năng hỗn hợp: Có thể pha chung với nhiều thuốc trừ sâu bệnh khác,

không pha chung với thuốc Bordeaux.

4.2.3. Amitraz

Tính chất: Thuốc kỹ thuật dạng tinh thể màu trắng, điểm nóng chảy 86 - 870C. Tan trog nước và trong nhiều dung môi hữu cơ.

Nhóm độc II, LD50 qua miệng 650 mg/kg, LD50 qua da 2000 mg/kg. Độc với cá (LC50 : 0,5 – 0,74 mg/l), không độc với ong. TGCL 7 ngày. Tác động vị độc, tiếp xúc. Phổ tác dụng rộng.

Sử dụng: Omitac 30EC chủ yếu phòng trừ nhện, ngoài ra còn trừ được nhiều

sâu ăn lá và chích hút như các loại rầy, rệp, sâu xanh, sâu khoang cho bông, thuốc lá, đậu, cây ăn quả. Liều lượng sử dụng cho cây ngắn ngày từ 1,5 – 2 l/ha, pha với 300 – 400 lít nước. Với cây lâu năm, pha với nồng độ 0,3 – 0,5% phun ướt đều tán lá.

Khả năng hỗn hợp: Có các dạng hỗn hợp với Cypermethrin, Endosulfan. Khi

4.2.4. Fenpyroximate

Tính chất: Thuốc kỹ thuật dạng tinh thể trắng. Điểm nóng chảy 101 – 102oC, áp suất hơi 5,6 x 10-8 mmHg (25oC). Dễ phân hủy trong acid và kiềm. Rất ít tan trong nước (0,0146 mg/lở 20oC). Tan trong nhiều dung môi hữu cơ như acetone (150 g/l), methanol (15 g/l).

Nhóm độc II, LD50 qua miệng 245 – 480 mg/kg, LD50 qua da > 2000mg/kg. Độc với cá, rất ít độc với ong. TGCL 14 ngày. Tác động tiếp xúc và vị độc. Ức chế lột xác của nhện non, hiệu lực tương đối nhanh.

Sử dụng: Phòng trừ nhiều loại nhện hại rau, đậu, hè, cây ăn quả. Ortus 5SC sử

dụng với liều lượng 1,0 – 1,5 l/ha, pha nước với nồng độ 0,2 - 0,3%, phun ướt đều lên cây.

4.2.5. Propargite

Tính chất: Thuốc kỹ thuật ở thể lỏng, màu nâu sáng, hôi mùi khí sulful, hầu

như không tan trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ như acetone, benzene, methanol, heptan.

Nhóm độc III, LD50 qua miệng > 4029 mg/kg, LD50 qua da > 2940 mg/kg. LC50 xông hơi 0,05 mg/l. Độc với cá, ít độc với ong, TGCL 7 ngày. Tác động tiếp xúc vá xông hơi, hiệu lực trừ nhện thể hiện nhanh và có thể kéo dài trên 20 ngày. Diệt cả nhện non và trưởng thành.

Sử dụng: Trừ nhện đỏ và các loài nhện hại bông, đậu, chè, cây ăn quả, cây cảnh. Một số cây như đu đủ, hoa hồng, hoa huệ…dễ bị thuốc gây hại lá. Comite 73EC sử dụng với liều lượng 0,4 – 0,6 l/ha, pha nước với nồng độ 0,05 – 0,075% (5 – 7,5ml/10 lít nước), phun ướt đều lên cây. Không phun thuốc khi trời nắng quá để tráng hại cây.

Khả năng hỗn hợp: Có dạng hỗn hợp với Nissorun. Khi sử dụng có thể pha

chung với Nissorun hoặc các thuốc trừ sâu bệnh khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.3. THUỐC TRỪ TUYẾN TRÙNG 4.3.1. Chitosan

Chitosan là một chất sinh học, có tác dụng phòng trừ tuyến trùng và một số nấm, vi khuẩn hại cây. Ngoài ra còn có tác dụng kích thích sinh trưởng và tăng sức chống bệnh cho cây.

Sử dụng: Stop 5DD hiện đăng ký phòng trừ tuyến trùng hại cà rốt, cà chua. Pha

nước nồng độ 0,1% tưới gốc cây.

Khả năng hỗn hợp: Khi sử dụng có thể pha chung với nhiều thuốc trừ sâu

bệnh khác.

4.3.2. Cytokinin (Zeatin)

Tính chất: Nguyên chất là chất lỏng, tỉ trọng 0,996 (ở 250C), điểm sôi 1010C, tan trong nước 100%.

Nhóm độc III, LD50 qua miệng > 20.000 mg/kg. Không độc với cà và ong. TGCL 5 ngày. Trong thành phần của Sincocin, ngoài chất kích thích sinh trưởng cây trồng và phòng trừ tuyến trùng là Cytokinin còn có thêm một số chất (như Glycosides, Purine, acid béo và đơn tử kim loại) có tác dụng tăng cường hiệu lực tiêu diệt tuyến trùng và một số nấm bệnh trong đất. Cytokinin làm tuyến trùng phân tán mà không tập trung vào rễ cây.

Sử dụng: Phòng trừ tuyến trùng hại hồ tiêu, cà phê, cây ăn quả. Sincocin

0,56SL pha nước với nồng độ 0,1 – 0,2% tưới đẫm quanh gốc cây.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT (Trang 126 - 128)