Tác động của thuốc Bảo vệ thực vật đến các sinh vật sống trong đất

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT (Trang 46 - 47)

4. Thị trường thuốc bảo vệ thực vật

1.7.6.Tác động của thuốc Bảo vệ thực vật đến các sinh vật sống trong đất

1.7. Ảnh hưởng xấu của thuốc BVTV đến quần thể sinh vật nông nghiệp

1.7.6.Tác động của thuốc Bảo vệ thực vật đến các sinh vật sống trong đất

a. Tác động của thuốc BVTV đến động vật không xương sống ở trong đất

Có nhiều loài động vật sống trong đất như các loài côn trùng thuộc bộ Colembola, các loài ve bét, nhện, tuyến trùng, giun đất...có khả năng phân giải tàn dư thực vật, làm cho đất tơi xốp, thoáng khí, tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển, giúp cải tạo đất và duy trì độ màu mỡ của đất.

Các loài động vật sống trong đất như các loài nhiều chân Myriapoda, nhện và các loài côn trùng bộ cánh cứng Coleoptera, một số loài thuộc bộ rết tơ Symphyla, bộ cuốn chiếu Diplopoda, tuyến trùng... thuốc trừ sâu sẽ làm giảm số lượng cá thể của các loài động vật này ngay cả ở liều lượng sử dụng.

Nhìn chung các loại thuốc trừ nấm ít gây hại đến những động vật không xương sống có ích sống trong đất. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp thuốc trừ nấm xông hơi khi dùng xử lý đất đã làm giảm số lượng bọ đuôi bật, ve bét, các loài rết cuốn chiếu trong đất.

Thuốc trừ cỏ tác động đến động vật không xương sống sống trong đất rất khác nhau, một số thuốc chỉ làm giảm nhẹ số lượng hay hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến số lượng của chúng, thậm chí còn kích thích chúng phát triển.

b. Tác động của thuốc Bảo vệ thực vật đến hệ vi sinh vật đất

Vi sinh vật đất bao gồm vi khuẩn, xạ khuẩn, nấm, tảo, nguyên sinh động vật... giữ vai trò chủ yếu trong quá trình chuyển hóa vật chất trong đất. Số lượng và thành phần VSV trong đất phản ánh mức độ phì nhiêu của đất và ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.

Thuốc BVTV gây tác động rất khác nhau đến quần thể VSV sống trong đất. Thuốc trừ sâu ở liều lượng sử dụng thường ít tác động xấu đến quần thể VSV đất, nhiều khi ở liều lượng này còn kích thích VSV đất phát triển. Nhưng ở liều lượng cao, thuốc trừ sâu ảnh hưởng xấu đến VSV đất, kéo dài thời gian tác động của thuốc. Cũng có những loại thuốc trừ sâu khi sử dụng ở liều lượng thấp cũng hạn chế sự gây hại của VSV đất.

Thuốc trừ bệnh có tác động mạnh đến quần thể VSV đất. Các vi khuẩn có ích như vi khuẩn nitrit và nitrate hóa, vi khuẩn phản nitrate, vi khuẩn cố định đạm, vi khuẩn phân giải kitin rất mẫn cảm với thuốc trừ bệnh. Nhiều loài nấm đối kháng như nấm Trichoderma viride chống chịu được với nhiều loại thuốc trừ bệnh (Brown, 1978)

Thuốc trừ cỏ tác động rất khác nhau đến quần thể VSV đất, tùy theo loại thuốc và liều lượng dùng và nhóm VSV. Một số thuốc trừ cỏ chỉ có tác động xấu đến một nhóm VSV này nhưng lại ít ảnh hưởng đến nhóm VSV khác. Thuốc trừ cỏ có cơ chế chọn lọc thường chỉ kìm hãm tạm thời đến VSV đất, sau một thời gian bị ức chế, hoạt động của VSV đó lại phục hồi, đôi khi một số loài nào đó còn phát triển mạnh hơn trước. Nhìn chung, ở liều trừ cỏ, thuốc trừ cỏ không tác động xấu đến hoạt động của VSV đất.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT (Trang 46 - 47)