4. Thị trường thuốc bảo vệ thực vật
3.6. Ngộ độc thuốc BVTV và sơ cấp cứu người bị ngộ độc thuốc
Ngộ độc thuốc BVTV có thể diễn ra theo 3 hình thức:
- Độc cấp tính: Sau khi nhiễm chất độc một cách tình cờ hoặc cố ý, cơ thể
bị tổn thương nặng toàn diện hoặc cục bộ.
- Độc kinh niên: Sự tiếp xúc thường xuyên lâu dài với chất độc gây ra
những hậu quả xấu cho sức khoẻ như trong trường hợp nhiễm độc nghề nghiệp.
- Độc kinh niên do hấp thu liều thấp lâu dài: Đây là sự ngộ độc chủ yếu
do tồn dư của thuốc trên các sản phẩm, gây ra ung thư hoặc các loại bệnh tật. Độc cấp tính thường gây nguy hiểm cho tính mạng. Việc cứu chữa nhiễm độc đòi hỏi một hiểu biết đầy đủ về nhóm hóa phân loại của thuốc độc để có thể quyết định thật đúng đắn, nhất là việc lựa chọn thuốc giải độc. Ví dụ: dùng atropin có thể cứu được các trường hơp ngộ độc thuốc gốc lân hữu cơ hay carbamate nhưng nếu dùng atropin để giải độc cho các trường ngộ độc thuốc clo hữu cơ thì nguy hiểm chết người. Bởi vậy, thuốc phải luôn có nhãn hiệu đề phòng khi tai nạn cần cấp cứu. Khi có người ngộ độc phải đưa đi bệnh viện, nhớ mang theo chai thuốc hoặc ít nhất là ghi tên thuốc gây độc.
3.6.1. Xử lý khẩn cấp các trường hợp ngộ độc thuốc BVTV
- Loại trừ chất độc khỏi cơ thể:
Khi nạn nhân nuốt phải thuốc sát trùng, phải gây ói mửa hoặc súc ruột. Không nên gây ói mửa nếu nạn nhân ở trạng thái lơ mơ hoặc bất tỉnh trong trường hợp nuốt phải thuốc chế hóa trong dung môi như là kerosene hoặc các sản phẩm chưng cất từ dầu mỏ. Vì chỉ cần một lượng nhỏ kerosene lọt vào khí quản hoặc các phế nang cũng có thể gây ra viêm phổi nặng nề.
Sự hấp thu các chất độc qua đường tiêu hóa có thể được chặn bớt bằng cách dùng than hoạt tính. Than này hấp thu gần hết các chất độc trừ cyanide. Pha một muỗng canh bột than hoạt tính mịn vào 100 ml nước rồi cho nạn nhân uống hoặc đưa vào bao tử bằng các loại ống thông. Than hoạt tính hấp thu chất độc rất mạnh nếu uống trong vòng một giờ đầu nhiễm độc.
Khi nạn nhân bị ngộ độc qua đường thở, phải kéo nạn nhân ra khỏi khu vực bị nhiễm hơi độc, và lột bỏ tất cả áo quần bị thấm hơi thuốc. Hầu như tất cả các loại thuốc sát trùng đều có khả năng thâm nhập qua 3 đường: tiêu hóa, hô hấp và tiếp xúc.
Phải rửa nạn nhân với thật nhiều nước, sau đó thoa xà bông lên da để khử chất độc. Không bao giờ thoa các loại dầu vì dầu có thể làm gia tăng tính thấm qua da của chất độc. Sau đó đắp nạn nhân bằng một tấm mền coton.
Nếu dính thuốc vào mắt, rửa ngay lập tức với nước trong vài phút. Phụ giữ mở mi mắt của nạn nhân và xối nước nhẹ liên tục vào để rửa cho sạch thuốc.
Khi cấp cứu nạn nhân thao tác cẩn thận để giữ cho bản thân khỏi bị nhiễm độc.
- Duy trì hơi thở của nạn nhân
o Đặt nạn nhân nằm nghiêng, đầu hơi thấp xuống 15-30 độ so với bao tử. Nếu nạn nhân nuốt chất độc thì cho nằm nghiêng bên trái để thuốc khỏi di chuyển xuống tiếp tục qua vùng hạ vị nơi xảy ra sự hấp thu thuốc mạnh mẽ. Duy trì tư thế này trong khi di chuyển đến bệnh viện.
o Cẩn thận hút bỏ tất cả chất tiết ở vùng miệng và cổ họng. Không được hút trực tiếp bằng miệng, đặt biệt là trường hợp nạn nhân nuốt hoặc hít phải thuốc.
o Nếu nạn nhân bị bất tỉnh, phải đè lưỡi xuống bằng cách đút một cán muỗng dài hoặc dụng cụ đè lưỡi dùng trong y khoa vào vùng giữa vòm miệng và lưỡi.
Nếu có đủ phương tiện, nên cho nạn nhân thở oxygen. Sau đó chở bệnh nhân vào bệnh viện để chữa trị.
3.6.2. Ngộ độc các thuốc lân hữu cơ và carbamate
Vì được dùng nhiều trong nông nghiệp nên các LHC và CHC gây ra nhiều hậu quả nhất cho sức khoẻ. Các loại thuốc này ức chế mạnh mẽ men cholinesterase do đó làm tăng lượng acetycholines vốn là một dịch dẫn truyền luồng thần kinh
Acetycholines phóng thích ra tại các tiếp điểm thần kinh và tạo ra các phản ứng sau:
- Làm co thắt các cơ trơn của đường thở, tiêu hóa và bài tiết.
- Các tuyến ngoại tiết gia tăng hoạt động: tuyến nước bọt, nước mắt, dịch cuống phổi, dịch bao tử, tuyến mồ hôi.
- Làm suy giảm tốc độ và lực co cơ tim và làm dãn mạch máu.
- Làm tê liệt các cơ điều khiển xương và vĩnh viễn làm mất khả năng điều khiển.
- Kích thích và làm suy thoái hệ thần kinh trung ương.
Nhiễm độc nhẹ các chất ức chế men cholinesterase sẽ gây ra nhức đầu, mệt mỏi, chóng mặt, co rút bao tử, mờ mắt, toát mồ hôi, nôn mửa, tiêu chảy, tiết nước bọt. Các triệu chứng này cũng có thể nhận thấy ở các bệnh khác như cúm, viêm ruột và kiệt sức vì nóng bức.
Nhiễm độc ở mức trung bình có thể gây ra tất cả các triệu chứng thấy ở trường hợp nhiễm độc nhẹ và thêm vào đau ngực, thở khò khè, bước đi không vững, co rút cơ, đồng tử co lại. Nếu không chú ý bác sĩ có thể sẽ chuẩn đoán nhầm với bệnh nhồi máu cơ tim, suyển, viêm phổi, viêm não.
Nhiễm độc nặng gây bất tỉnh, co rút cục bộ hoặc toàn diện là diễn biến đến cực độ của các triệu chứng thấy ở trường hợp nhiễm độc trung bình.
3.6.3. Ngộ độc thuốc clo hữu cơ (CHC)
Ngộ độc thuốc CHC thường xảy ra do nuốt hoặc hít phải thuốc hoặc bị thấm qua da. Cơ chế chính xác của sự trúng độc ở người đến nay vẫn chưa hoàn toàn được biết rõ. Tuy nhiên cũng có thể nhận ra được tác động chính của thuốc trên hệ thần kinh giao cảm và hệ thần kinh trung ương.
Triệu chứng của sự nhiễm độc cấp tính bao gồm: liệt, bị kích thích, choáng váng mệt mỏi, run rẫy, co quắp và hôn mê. Nôn mửa cũng xảy ra khi nuốt phải thuốc. Viêm phổi cũng là triệu chứng thường thấy. Hệ hô hấp mới đầu bị kích thích và sau đó bị suy yếu. Các triệu chứng độc thường gia tăng thêm do tác dụng của các dung môi.
Triệu chứng khởi đầu của trúng độc là đau đầu, chán ăn, yếu cơ, hơi run rẩy. Suy gan và biến đổi cấu tạo máu như gia tăng bạch cầu, giảm hồng cầu, thận cũng có thể bị tổn thương. Nạn nhân có thể phục hồi thể trạng nếu không tiếp xúc với thuốc nữa ngay lúc mới phát hiện triệu chứng.
Sự bộc phát, tính lâu bền và mức nghiêm trọng của tính độc thay đổi tùy theo thuốc sát trùng và lệ thuộc vào những yếu tố sau đây: sự tồn lưu sau khi phun xịt, tốc độ hấp thu, mức tồn trữ trong mô cơ thể và sự biến dưỡng của thuốc trong cơ thể.
Chẩn đoán trúng độc chỉ thông qua triệu chứng. Vì sự co quắp và tổn hại hô hấp đều dẫn đến hôn mê hoặc chết, do đó có thể dùng furosemide chích tĩnh mạch để chống viêm phổi và chích tĩnh mạch barbiturate hoặc diazepam để chống co quắp. Có thể dùng manitol hay dexamethasone cho nạn nhân bị viêm tủy sống.
3.6.4. Ngộ độc thuốc chuột chống đông máu
Các chất hydroxycoumarin và nhiều loại aryl indandiones giết loài gậm nhấm bằng cách ức chế sự thành lập chất prothrombin và trực tiếp gây tổn hại cho mạch máu và làm xuất huyết.
Sự trúng độc thường xảy ra do nuốt một lần khá nhiều thuốc hoặc nuốt nhiều lần hoặc thấm thuốc qua da. Có một thời gian tiềm ẩn nhiều ngày trước khi thấy được triệu chứng trúng độc.
Thuốc giải là vitamin K, có thể chích K vào dưới da hoặc vào cơ liều lượng 10- 25 mg. Trường hợp chảy máu nặng có thể chích van.
Có thể truyền máu để tăng thêm các yếu tố đông máu. Dùng vitamin C nhiều lần mỗi ngày là một biện pháp điều trị bổ sung có kết quả. Có thể xảy ra thiếu máu do thiếu sắt, điều trị bằng cách uống sulfat sắt.