Các thuốc hữu cơ khác trừ nấm

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT (Trang 149)

4. Thị trường thuốc bảo vệ thực vật

6.7. Các thuốc hữu cơ khác trừ nấm

6.7.1. Acibenzolar

Tính chất: Thuốc kỹ thuật dạng bột trắng, mùi khét nhẹ, tan rất ít trong nước,

tan trong nhiều dung môi hữu cơ như: diclomethane, toluene.

Nhóm độc III, LD50 qua miệng > 2000 mg/kg, LD50 qua da > 2000 mg/kg. Ít độc với cá, ong. Thời gian cách ly 7 ngày.

Sử dụng: Phòng trừ nhiều loại nấm và vi khuẩn hại lúa, rau, thuốc lá, chuối.

Chế phẩm Bion 50WG sử dụng với liều lượng 1,0 – 1,5 kg/ha, pha nước với nồng độ 0,2 – 0,3%, phun ướt đều lên cây. Cần xử lý sớm để phòng bệnh.

Khả năng hỗn hợp: Có thể pha chung với nhiều thuốc trừ sâu bệnh khác. 6.7.2. Acid Salicylic

Tính chất: Nguyên chất là chất rắn, tan ít trong nước, tan nhiều trong dung môi

hữu cơ.

Nhóm độc III, LD50 qua miệng > 10.000 mg/kg. thời gian cách ly 5 – 7 ngày, không độc hại với người, tôm, cá và ong.

Trong thực vật, acid salicylic (SA) có vai trò như một tín hiệu nội bào (endogenous signal). Trong điều kiện bình thường không có sự xâm nhiễm của ký sinh, hàm lượng SA rất thấp. Khi có sự xâm nhiễm của ký sinh thì hàm lượng SA trong mô tế bào cây tăng lên, có thể tới 200 lần. Sự gia tăng này của SA đã kích thích hệ thống đề kháng của thực vật đối với ký sinh. Tác dụng đề kháng chủ yếu là hạn chế sự giản nở của tế bào, làm màng tế bào dày và cứng hơn để chống lại sự xâm nhiễm của ký sinh. Dựa vào đặc điểm này người ta đã tổng hợp một số chất có mang acid salicylic (hoặc các dẫn xuất của SA) phun lên cây để tăng tính đề kháng cho cây, hạn chế sự xâm nhiễm và gây hại của vi sinh vật ký sinh.

Acid và các dẫn xuất của acid salicylic phòng trừ được nhiều loại bệnh hại do vi khuẩn và nấm cho nhiều loại cây trồng như các bệnh héo rũ, thối nhũn, sương mai trên các loại rau, dưa, cà chua, cây ăn trái, bệnh đạo ôn và bạc lá lúa…

Sử dụng: Chế phẩm Exin 4,5HP (tên khác là Phytoxin VS) sử dụng liều lượng

0,50 – 0,75 l/ha, pha nước với nồng độ 0,1% phun ướt đều lên trên cây khi bệnh có khả năng hoặc mới phát sinh.

Khả năng hỗn hợp: Không pha chung với các thuốc trừ sâu bệnh khác và các

chất kích thích sinh trưởng.

6.7.3. Chitosan

Tính chất: Chitosan là hợp chất cao phân tử sinh học, cấu tạo bởi hàng ngàn gốc Glucosamine, được thủy phân từ chất Chitin có trong vỏ cứng của các loài giáp xác (như tôm, cua…) và côn trùng. Nếu thủy phân đến cùng thì sẽ tạo ra Glucosamine. Nếu có từ vài gốc đến vài chục gốc Glucosamine thì là Oligoglucosamine. Chitin, Oligoglucosamine và Chitosan là những sản phẩm sinh học, không độc, có khả năng phân hủy trong tự nhiên, không gây ô nhiễm môi trường, có hoạt tính sinh học cao, được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực y dược học, công nghiệp, công nghệ sinh học, nông nghiệp và môi trường.

Trong nông nghiệp, Chitin, Chitosan và Oligoglucosamine dùng bón vào đất, phun lên cây, xử lý hạt giống và nông sản sau thu hoạch để kích thích sinh trưởng và tăng sức kháng bệnh của cây. Cơ chế tăng sức kháng bệnh là do tăng cường tổng hợp các men của hệ thống kháng bệnh, tăng tổng hợp chất lignin của tế bào cây. Ngoài ra còn ức chế trực tiếp sự phát triển của nấm, vi khuẩn và tuyến trùng.

Sử dụng: Ở nước ta hiện nay các chế phẩm Chitosan đăng kí sử dụng phòng trừ

bệnh đạo ôn, bạc lá, lem lép hạt cho lúa và phòng trừ tuyến trùng cho cây trồng. Chế phẩm 1,8% Chitosan sử dụng liều lượng 0,5 – 1,0 l/ha, pha nước với nồng độ 0,1 – 0,2% phun ướt đều lên cây hoặc tưới gốc.

Khả năng hỗn hợp: Có thể pha chung với nhiều loại thuốc trừ sâu bệnh. 6.7.4. Iprodione

Tính chất: Thuốc kỹ thuật dạng tinh thể, tan ít trong nước (13 mg/l), tan trong

nhiều dung môi hữu cơ như acetone (300 g/l), benzene (200 g/l). Không ăn mòn kim loại, tương đối bền trong môi trường acide, thủy phân trong môi trường kiềm.

Nhóm độc III, LD50 qua miệng 4400 mg/kg, LD50 qua da > 2000 mg/kg. Độc với cá (LC50 = 6,7 mg/l trong 4 ngày), không độc với ong. TGCL 7 ngày. Thuốc trừ nấm, tác động tiếp xúc và nội hấp, phổ tác dụng rộng.

Sử dụng: Phòng trừ bệnh khô vằn, đốm nâu, lem hạt cho lúa, các bệnh đốm lá,

mốc xám, thối gốc hại rau, dưa, hành, tỏi, bệnh thối tia củ đậu phộng, bệnh chết cây con cà chua, thuốc lá, đậu.

Liều lượng sử dụng: Rovral 50WP từ 0,5 – 1,0 kg/ha, pha nước với nồng độ 0,1 – 0,2% phun ướt đều lên cây.

Khả năng hỗn hợp: Có dạng hỗn hợp với Carbendazim (Calidan), Thiram. Khi

sử dụng thường pha chung với Zineb. Ngoài ra có thể pha chung với nhiều thuốc trừ sâu bệnh khác.

6.7.5. Isoprothiolane

Tính chất: Thuốc kỹ thuật dạng tinh thể, điểm nóng chảy 500C, sôi ở 1670C (ở áp suất 0,5 mmHg), áp suất hơi 1,4 x 10-4 mmHg ở 250C. Tan ít trong nước (48 mg/l ở 200C) tan trong nhiều dung môi hữu cơ như methanol 150 g/100g, acetone 400 g/100g, chloroform 230 g/100g, benzene 300 g/100g dung môi (ở 250C). Không cháy.

Nhóm độc II, LD50 qua miệng 1190 mg/kg, LD50 qua da 10.250 mg/kg. Tương đối độc với cá. TGCL 10 ngày. Thuốc trừ nấm, tác động nội hấp, chủ yếu phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa, còn có tác dụng với rầy nâu non.

Sử dụng: Chế phẩm sữa 40% hoạt chất dùng phòng trừ bệnh đạo ôn lá và cổ

bông lúa với liều lượng 1,0 – 1,5 l/ha, pha nước với nồng độ 0,2 – 0,3% phun ướt đều lên cây.

Khả năng hỗn hợp: Có dạng hỗn hợp với Iprobenphos (Vifuki). Khi sử dụng

có thể pha chung với nhiều thuốc trừ sâu bệnh khác.

6.7.6. Oxolinic acid

Tính chất: Thuốc kỹ thuật dạng tinh thể, màu nâu nhạt, tan ít trong nước (3,2

mg/l ở 250C), tan trong nhiều dung môi hữu cơ.

Nhóm độc II, LD50 qua miệng 570 – 630 mg/kg, LD50 qua da > 2000 mg/kg. Ít độc với cá và ong mật. TGCL 14 ngày. Thuốc trừ vi khuẩn hại cây, tác động nội hấp. Có hiệu lực cao với các vi khuẩn gram âm như Xanthomonas, Pseudomonas, Erwinia.

Sử dụng: Dùng trừ các bệnh bạc lá, đen hạt VK cho lúa, bệnh thối nhũn VK

cho rau, hành tỏi, bệnh loét cam quýt. Liều lượng sử dụng Starner 20WP từ 0,5 – 1,0 kg/ha, pha nước nồng độ 0,1 – 0,2%, phun ướt đều lên cây.

Dùng xử lý hạt giống để trừ vi khuẩn gây chết mầm cây con, trộn khô 30 – 50 g thuốc với 10 kg hạt giống rồi đem gieo. Xử lý ướt, ngâm hạt gống 10 phút trong dung dịch thuốc 5% hoặc ngâm 12 – 24 giờ trong dung dịch thuốc 0,5%.

Khả năng hỗn hợp: Khi phun lên cây có thể pha chung với nhiều thuốc trừ sâu

6.7.7. Pencycuron

Tính chất: Thuốc kỹ thuật dạng tinh thể, điểm nóng chảy 129,50C không tan trong nước, tan trong một số dung môi hữu cơ. Ăn mòn kim loại

Nhóm độc III, LD50 qua miệng > 5000 mg/kg, LD50 qua da > 2000 mg/kg. Ít độc với cá, không độc với ong. Thời gian cách ly 7 ngày. Thuốc trừ nấm, tác động tiếp xúc, tác dụng đặc hiệu với nấm RhizoctoniaCorticium.

Sử dụng: Phòng trừ các bệnh khô vằn hại lúa, ngô, bệnh lở cổ rễ, chết ẻo cây

con rau cải, cà chua, khoai tây, dưa, đậu, thuốc lá, bông, bệnh khô vằn hại gừng, bệnh nấm hồng cà phê, cao su. Chế phẩm 25% hoạt chất dùng liều lượng 0,6 – 1,2 kg/ha, pha nước với nồng độ 0,2% phun ướt đều lên cây.

Khả năng hỗn hợp: Có thể pha chung với nhiều thuốc trừ sâu bệnh khác 6.7.8. Phosphorous acid

Tính chất: Là một loại acid mạnh, chất lỏng, màu vàng nhạt, tan hoàn toàn

trong nước. Sử dụng dưới dạng muối Phosphonate khi tiêm chít vào cây cỏ có khả năng lưu dẫn, hạn chế sự phát triển của nấm trong mạch dẫn. Nhóm độc III.

Sử dụng: Agri – Fos 400 hòa nước tưới để phòng trừ bệnh thối rễ hại sầu riêng. Khả năng hỗn hợp: Không pha chung với các thuốc trừ sâu bệnh khác.

6.7.9. Tridemorph

Tính chất: Thuốc kỹ thuật dạng lỏng, màu vàng. Điểm sôi 1340C (ở áp suất 0,5 mmHg), điểm cháy 1420C.

Nhóm độc II, LD50 qua miệng 980 mg/kg, LD50 qua da > 2000 mg/kg. Độc với cá, (LC50 = 3,3 mg/l ở 96 giờ), không độc với ong. TGCL 14 ngày. Thuốc trừ nấm, tác động tiếp xúc và nội hấp. Phổ tác dụng rộng. Thuốc còn hạn chế nhện và rong tảo ký sinh trên cây.

Sử dụng: Phòng trừ các bệnh phấn trắng, gỉ sắt, đốm lá cho rau, dưa, đâu, cây

ăn quả, bệnh đốm lá, gỉ sắt, nấm hồng cho cà phê, bệnh nấm hồng, nức thân xì mủ cao su, bệnh phồng lá, nấm hồng hại chè. Calixin 75EC dùng liều lượng 0,3 – 0,5 l/ha, pha nước với nồng độ 0,05 – 0,1%, phun ướt đều lên cây. Trừ bệnh nấm hồng, loét mặt cao su pha nồng độ 2 – 4% phun hoặc quét vào vết bệnh.

Khả năng hỗn hợp: Có các dạng hỗn hợp với Maneb, Carbendazim,

Tebuconazole. Khi sử dụng có thể pha chung với nhiều thuốc trừ sâu bệnh khác.

Câu hỏi ôn tập:

1. Đặc điểm chung của nhóm thuốc trừ bệnh gốc đồng?

2. Cho biết cách pha dung dịch bordeaux 1% và cách sử dụng? 3. Một số thuốc trừ bệnh nhóm lưu huỳnh và cách sử dụng? 4. Một số thuốc trừ bệnh thuộc nhóm dị vòng và cách sử dụng? 5. Một số thuốc trừ bệnh thuộc nhóm chứa Nitơ, clo và cách sử dụng? 6. Một số thuốc trừ bệnh gốc lân hữu cơ và cách sử dụng?

7. Một số thuốc trừ bệnh thuộc nhóm kháng sinh và cách sử dụng? 8. Một số thuốc trừ bệnh khác và cách sử dụng?

Chương 7 THUỐC TRỪ CỎ

Chương này cung cấp cho sinh viên các kiến thứ cơ bản về đặc tính và cách sử dụng thuốc để diệt cỏ dại.

Năm 1890, những thuốc trừ cỏ vô cơ như dung dịch bordeaux, acid sulfuric, được dùng đầu tiên. Tiếp đến năm 1920, nhóm thuốc trừ cỏ Chlorat được sử dụng. Chúng đều là những thuốc trừ cỏ không chọn lọc, tồn tại lâu trong môi trường. Thuốc trừ cỏ chọn lọc đầu tiên là Dinoseb được sử dụng vào năm 1930. Năm 1940, thuốc trừ cỏ 2,4 – D được phát hiện, mở đầu cho hàng loạt thuốc trừ cỏ thuộc nhóm phenoxy ra đời. Năm 1966, thuốc trừ cỏ 2,4,5 – T (hoạt chất chủ yếu của chất độc màu da cam) lần đầu tiên, được Mỹ sử dụng như một vũ khí hóa học chống lại nhân dân Việt Nam đã để lại những hậu quả rất xấu cho môi sinh, môi trường mà đến nay vẫn chưa khắc phục được.

Năm 1996, có trên 300 hoạt chất trừ thuốc cỏ, gia công thành hàng nghìn chế phẩm khác nhau được sử dụng trong nông nghiệp. Phần lớn những chế phẩm này là những hợp chất hữu cơ có hoạt tính trừ cỏ cao, nhiều loại dùng ở liều lượng thấp và khá an toàn với cây trồng. Ưu điểm của thuốc trừ cỏ: Tiện lợi, hiệu quả, dễ dùng, kinh tế, an toàn.

7.1. THUỐC TRỪ CỎ THUỘC NHÓM PHENOXY 7.1.1. 2,4 D 7.1.1. 2,4 D

Tính chất: Acid 2,4 D ở dạng bột rắn, không màu, điểm nóng chảy 140,50C. Tan ít trong nước (620 mg/l ở 250C), tan trong rượu, diethylene. Là một loại acid mạnh, ăn mòn kim loại.

Sử dụng trừ cỏ ở dạng muối Natri (Na), amine và ester. Độ tan trong nước của muối 2,4 D – Na là 45 g/l, muối 2,4 D – Amine là 4400 g/l. Các ester của 2,4 D (như 2,4 D-isopropyl, 2,4 D-butyl, 2,4 D-iso-octyl) hầu như không tan trong nước mà tan trong cồn và dầu, mỡ.

Muối 2,4 D-dimethyl amine độc với mắt, xếp vào nhóm độc I, các 2,4 D khác xếp vào nhóm độc II. LD50 qua miệng của acid 2,4 D là 699 mg/kg (muối Na là 500 – 805 mg/kg, muối dimethyl amine là 949 mg/kg, isopropyl là 700 mg/kg, các ester khác là 896 mg/kg). Tương đối độc với cá (LC50 của muối dimethyl amine > 250 mg/l, của ester > 5 mg/l). Không độc với ong.

DLTĐ cam, chanh, bưởi 2,0, hạt ngũ cốc 0,5, khoai tây, bột mì 0,2, trứng, thịt, sữa 0,05 mg/kg. TGCL ngũ cốc 42 ngày, mía 28 ngày.

Trong các sản phẩm 2,4 D thường có một số lượng chất Chlorophenol không được tổng hợp hết (gọi là Phenol tự do, Free Phenol) tạo nên mùi nặng khó chịu của 2,4 D. Trong tự nhiên, Chlorophenol tồn tại tương đối lâu và có thể chuyển hóa thành chất Dioxin (2,3,7,8-tetrachlordibenzo-P-dioxin). Dioxin có khả năng kích thích tế bào ung thư phát triển, gây đột biến tế bào và dị dạng cơ thể người và động vật máu nóng. Lượng Chlorophenol nhiều hay ít tùy theo trình độ công nghệ sản xuất 2,4 D. Theo

quy định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hàm lượng Chlorophenol trong các chế phẩm 2,4 D dùng trong nông nghiệp không được vượt quá 0,3% (3 g/kg).

2,4 D là thuốc trừ cỏ chọn lọc, nội hấp, có tác động kích thích sinh trưởng thực vật. Diệt trừ các loại cỏ năn lác và lá rộng cho các cây trồng hòa bản như lúa, ngô, mía, mì mạch. Thuốc không trừ được cỏ hòa bản.

Sử dụng: 2,4 D dùng trừ cỏ dại cho cây trồng ở dạng muối Na, muối amine và

các ester (như isopropyl, butyl ...). Tuy vậy, hoạt chất tác động đến cỏ dại là acid 2,4 D. Vì vậy liều lượng các chế phẩm 2,4 D được tính ra từ đương lượng acid , viết tắt là a.e (acid equivalent). Đối với lúa, liều lượng sử dụng trung bình là 0,6 – 0,8 kg a.e/ha. Thời gian sử dụng với lúa sạ là khi lúa được 4 – 6 lá (sau khi gieo mộng 15 - 20 ngày). Với lúa cấy, dùng khi lúa đã hồi xanh (sau cấy 7 – 10 ngày).

Đối với ngô, mía, dùng liều lượng 1,0 – 1,5 kg a.e/ha, phun ngay sau khi gieo trồng (cây chưa mọc), hoặc 0,6 – 0,8 kg a.e/ha khi cây đã mọc cao 25 – 30 cm.

Với cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê) dùng liệu lượng 1,0 – 1,5 kg a.e/ha, phun khi cỏ mọc còn nhỏ, cây trồng đã lớn. Chú ý hạ thấp vòi phun để thuốc không bay vào lá cây trồng.

2,4 D ngoài việc sử dụng trừ cỏ cho cây trồng, còn dùng với liều lượng thấp để kích thích sự phát triển của cây, kích thích ra rễ trong chiết cành, giâm cành.

Khả năng hỗn hợp: Có nhiều dạng hỗn hợp 2,4 D với nhiều chất trừ cỏ khác,

như với Fenoxaprop-P-Ethyl (Tiller-S), Glyphosate, IPA (Bimastar, Gardon), Propanil, Ametryn, Dicamba.

7.1.2. MCPA

Tính chất: MCPA giống như 2,4D, chỉ khác là thay một gốc clo ở vị trí 2 bằng

gốc Methyl (CH3).

Thuốc kỹ thuật ở dạng rắn màu trắng hoặc nâu nhạt, điểm nóng chảy 114 – 119oC, tan ít trong nước (0,825 g/l ở nhiệt độ bình thường) ở 20 – 25oC tan trong Ethanol 150 g/l, Acetone 200 g/l . Trọng lượng riêng 1,18 – 1,21 g/cm3 ở 200C. Không cháy.

Nhóm độc II, LD50 qua miệng 1160 mg/kg, LD50 qua da > 4000 mg/kg. DLTĐ với khoai tây, ngũ cốc 0,5 mg/kg, các nông sản khác 0,1 mg/kg. TGCL 35 ngày ít độc với cá (LC50 = 117 mg/l), không độc với ong.

Thuốc trừ cỏ chọn lọc nội hấp, tác động hậu nảy mầm, diệt cỏ năn lác và lá rộng, giống như 2,4 D , MCPA diệt cỏ bằng kích thích sự phát triển quá mức của tế bào như một Hormone thực vật.

Sử dụng: Thường dùng trừ cỏ ở dạng muối Natri, kali và Amin của MCPA.

Các muối này có độ hòa tan trong nước cao hơn các muối của 2,4D, mùi cũng nhẹ hơn. Dùng trừ cỏ năn lác và cỏ lá rộng cho lúa, ngô, mía, đậu, khoai tây. Với lúa liều lượng sử dụng 0,8 – 1 kg a.i/ha, phun khi lúa sạ được 15 – 25 ngày (4 – 6 lá). Hoặc 7 – 10 ngày sau khi cấy (lúa bén rễ hồi xanh). Lượng nước phun 300 – 400 l/ha. Trừ cỏ cho Ngô, mía với liều lượng 1 – 1,5 kg a.i /ha, phun ngay sau khi gieo trồng hoặc cây đã mọc 30 – 50 cm. Trừ cỏ cho đậu, khoai tây dùng 0,8 – 1 kg a.i /ha, phun đều lên

mặt đất trước khi gieo trồng 3 – 5 ngày. Lượng nước phun cho đất cây trồng cạn 400 – 600 l/ha

Khả năng hỗn hợp: MCPA có nhiều dạng hỗn hợp với Dicamba, Glyphosate,

Fenoxarop – P-Ethyl

7.2. THUỐC TRỪ CỎ THUỘC NHÓM NHỮNG DẪN XUẤT CỦA AXIT ALIFATIC ALIFATIC

7.2.1. Dalapon

Tính chất: Acid 2,2-dichloropropionic ở thể lỏng. Muối Dalapon-Na ở dạng

bột rắn, tan trong nước (900 g/l), cồn ethylic (185 g/l), methylic (179 g/l) ít tan trong các dung môi hữu cơ khác. Ăn mòn kim loại.

Nhóm độc II, LD50 qua miệng 970 mg/kg (acid), 7570 mg/kg (muối Na) DLTD

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT (Trang 149)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)