Tăng cường công tác tuyên tuyền giáo dục pháp luật

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao hiệu quả phúc thẩm các vụ án hình sự ở nước ta (Trang 160 - 166)

Bên cạnh các giải pháp pháp lý; các giải pháp về tổ chức, biên chế; về con người và vật chất - kỹ thuật như đã đề cập ở trên, thì việc tăng cường công tác tuyên tuyền giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật và trách nhiệm công dân cho các tầng lớp nhân dân cũng là một giải pháp không kém phần quan trọng để nâng cao hiệu quả phúc thẩm các vụ án hình sự.

Tóm lại, từ việc nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng phúc

thẩm các vụ án hình sự ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, có thể rút ra một số điểm chính sau đây:

1- Nâng cao hiệu quả phúc thẩm các vụ án hình sự ở nước ta hiện nay là một nhu cầu cấp thiết và tất yếu khách quan của phát triển xã hội xuất phát từ các nhân tố sau: yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp; nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên toà hình sự theo tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết số 08/NQ-TƯ ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị; pháp luật TTHS nói chung và các quy định về phúc thẩm nói riêng chưa đồng bộ và hoàn thiện; những bất cập, tồn tại và yếu kém trong thực tiễn phúc thẩm các vụ án hình sự những năm gần đây; trình độ và kỹ năng nghề nghiệp; phẩm chất đạo đức và tác phong công tác của một bộ phận cán bộ TA và VKS các cấp chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới.

2- Để nâng cao hiệu quả phúc thẩm các vụ án hình sự, cần tiến hành đồng bộ các giải pháp khác nhau: các giải pháp pháp lý; các giải pháp về tổ chức biên chế; về con người; về vật chất - kỹ thuật. Các giải pháp này liên quan chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau. Giải pháp này là tiền đề và điều kiện để tiến hành các giải pháp kia và ngược lại.

3- Các giải pháp về hoàn thiện pháp luật TTHS hiện hành về phúc thẩm được đề xuất nhằm góp phần thiết thực vào quá trình sửa đổi toàn diện BLTTHS; góp phần giải quyết các vướng mắc, tồn tại trong thực tiễn xét

xử phúc thẩm các vụ án hình sự và cải cách tổ chức và hoạt động của TA các cấp, nâng cao hiệu quả xét xử nói chung và phúc thẩm các vụ án hình sự nói riêng.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu về phúc thẩm trong TTHS, những kết quả mà chúng tôi đạt được thể hiện ở những điểm chính sau đây:

1- Qua nghiên cứu các quan điểm khác nhau về phúc thẩm trong TTHS và quy định của các nước về phúc thẩm, luận án đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận các nội dung cơ bản của phúc thẩm: tính chất của phúc thẩm; thẩm quyền của TA cấp phúc thẩm và thủ tục phúc thẩm các vụ án hình sự; các quan điểm và xu hướng khác nhau trong điều chỉnh bằng pháp luật ở các nước trên thế giới. Trên cơ sở đó đưa ra khái niệm mang tính khoa học về phúc thẩm trong TTHS. Kết quả nghiên cứu góp một phần nhằm thống nhất nhận thức lý luận về bản chất và nội dung của phúc thẩm với tư cách là một giai đoạn độc lập, một chế định của TTHS, đồng thời là một thủ tục xét xử lại những vụ án hình sự mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có HLPL bị kháng cáo, kháng nghị.

2- Qua nghiên cứu quá trình phát triển của pháp luật nước ta về phúc thẩm trong TTHS hơn nửa thế kỷ qua, luận án đã làm nổi bật được tính xã hội, tính lịch sử của các quy định này (tính chất và đối tượng của phúc thẩm trong TTHS; phạm vi xét xử phúc thẩm; quyền hạn của TA cấp phúc thẩm; vấn đề thủ tục xét xử phúc thẩm rút ngắn,...) để từ đó rút ra những yếu tố hợp lý cần được kế thừa, phát triển trong quá trình sửa đổi toàn diện BLTTHS hiện hành; những quy định không còn phù hợp với yêu cầu cải cách tư pháp và quá trình dân chủ hóa mọi mặt đời sống xã hội cần loại bỏ nhằm bảo vệ có hiệu quả hơn các quyền con người trong lĩnh vực đặc thù này.

3- Các quy định pháp luật TTHS nước ta về phúc thẩm không ngừng được sửa đổi, bổ sung và ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, do sửa

đổi, bổ sung không đồng bộ, toàn diện nên các quy định của BLTTHS nói chung và về phúc thẩm nói riêng ngày càng bất cập làm hạn chế hiệu quả phúc thẩm các vụ án hình sự ở nước ta. Trước yêu cầu đòi hỏi của công cuộc cải cách tư pháp, các quy định pháp luật hiện hành về phúc thẩm và các quy định có liên quan cần được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật của nước ta nói chung và pháp luật TTHS nói riêng.

4- Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động phúc thẩm các vụ án hình sự ở nước ta những năm gần đây, luận án đã chỉ ra những tồn tại, vướng mắc trong thực tiễn phúc thẩm và nguyên nhân để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục các tồn tại, vướng mắc đó nhằm nâng cao hiệu quả phúc thẩm các vụ án hình sự.

5- Dựa trên cơ sở lý luận kết hợp với tổng kết thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật TTHS về phúc thẩm, có tham khảo pháp luật của một số nước, luận án đã chỉ ra nhu cầu cấp thiết của việc nâng cao hiệu quả phúc thẩm các vụ án hình sự ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, đồng thời đưa ra những định hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phúc thẩm, cụ thể là:

- Các giải pháp pháp lý nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật hiện hành về phúc thẩm và các quy định có liên quan đến phúc thẩm;

- Các giải pháp về tổ chức nhằm kiện toàn tổ chức, biên chế của các TA và VKS cấp phúc thẩm;

- Các giải pháp về con người nhằm xây dựng đội ngũ thẩm phán và kiểm sát viên nói chung và đội ngũ thẩm phán và kiểm sát viên cấp phúc thẩm nói riêng có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp giải đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới.

- Các giải pháp về vật chất - kỹ thuật nhằm bảo đảm cho các cơ quan tiến hành tố tụng hoạt động có hiệu quả; có chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ thẩm phán và kiểm sát viên phù hợp với hoạt động nghề nghiệp đặc thù của họ;

Ngoài ra, việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật và trách nhiệm công dân cho các tầng lớp nhân dân cũng là một giải pháp cần quan tâm.

6- Mặc dù BLTTHS sửa đổi đã được thông qua ngày 18/11/2003 tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XI, nhưng nhìn chung các quy định về phúc thẩm về cơ bản không có sự sửa đổi, bổ sung đáng kể. Vì vậy, giải pháp hoàn thiện pháp luật TTHS về phúc thẩm mà chúng tôi đề xuất trong luận án và một số kiến nghị cụ thể dưới đây vẫn có giá trị tham khảo để nghiên cứu tiếp tục hoàn thiện BLTTHS sau này:

Một là, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật ở nước ta nói chung và

pháp luật TTHS nói riêng cần tiến hành đồng bộ, toàn diện, kế thừa được những thành tựu lập pháp TTHS hơn nửa thế kỷ qua, phù hợp với sự phát triển của đất nước, yêu cầu của cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay; cần cụ thể hóa đầy đủ các quy định trong Hiến pháp 1992 (sửa đổi 2000), Luật tổ chức TAND và VKSND năm 2002 và tinh thần Nghị quyết số 08/NQ-TƯ ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị "về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác

tư pháp trong thời gian tới".

Hai là, trong những năm tới cần nghiên cứu để tiếp tục hoàn thiện

các quy định sau đây về phúc thẩm trong BLTTHS sửa đổi: - Điều 230. Tính chất của phúc thẩm;

- Điều 235. Kháng cáo quá hạn;

- Điều 238. Bổ sung, thay đổi, rút kháng cáo, kháng nghị; - Điều 247. Quyền hạn của TA cấp phúc thẩm;

- Điều 248. Sửa bản án sơ thẩm;

- Điều 249. Hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại. Ba là, Bổ sung thêm một số điều luật mới sau đây vào BLTTHS sửa đổi nhằm cụ thể hóa quyền hạn của TA cấp phúc thẩm trong trường hợp bác kháng, kháng nghị và các căn cứ để sửa hoặc hủy bản án sơ thẩm:

- Điều 247a. Bác kháng cáo, kháng nghị;

- Điều 249a. Các căn cứ để sửa hoặc hủy bản án sơ thẩm;

- Điều... Việc điều tra hoặc xét hỏi tại phiên tòa phiến diện hoặc không đầy đủ;

- Điều... Kết luận của bản án không phù hợp với các tình tiết thực tế về vụ án;

- Điều... Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng;

- Điều... áp dụng không đúng điều khoản BLHS, BLDS;

- Điều… Hình phạt mà TA cấp sơ thẩm quyết định không tương xứng với tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội và nhân thân người bị kết án.

- Điều … Bản án phúc thẩm.

Bốn là, bổ sung thêm Chương "Thủ tục phúc thẩm bút lục" vào Phần "Thủ tục đặc biệt" của BLTTHS sửa đổi. Chương này gồm các điều luật sau:

- Điều... Điều kiện áp dụng thủ tục phúc thẩm bút lục;

- Điều... Thủ tục phúc thẩm bút lục;

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao hiệu quả phúc thẩm các vụ án hình sự ở nước ta (Trang 160 - 166)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w