Xu hướng này xuất phát từ quan niệm cho rằng phúc thẩm là một cấp xét xử, vì vậy, pháp luật phải đối xử với TA cấp phúc thẩm bình đẳng như đối với TA cấp sơ thẩm. Điều đó có nghĩa là cho phép kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với tất cả các bản án sơ thẩm và không hạn chế thẩm quyền xem xét và quyền quyết định của TA cấp phúc thẩm theo bất cứ hướng nào.
Xu hướng điều chỉnh này có một số ưu điểm sau đây:
- Bảo đảm tính công khai dân chủ và công bằng xã hội của TTHS; bảo đảm cho công dân (đặc biệt là bị cáo) có thêm khả năng, điều kiện thuận lợi hơn trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước TA.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho TA cấp trên trực tiếp xác định lại sự thật khách quan về vụ án, qua đó kiểm tra tính hợp pháp và có căn cứ các bản án, quyết định sơ thẩm chưa có HLPL;
- Cho phép phát hiện và ngăn chặn kịp thời việc thi hành các bản án sơ thẩm không hợp pháp hoặc có sai lầm nghiêm trọng trong áp dụng pháp luật (xử phạt oan, sai người vô tội). Nhờ đó các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đặc biệt là bị cáo được bảo vệ kịp thời và có hiệu quả.
Bên cạnh đó, xu hướng điều chỉnh mở rộng này cũng có mặt hạn chế là làm cho hoạt động xét xử phúc thẩm trở thành nặng nề, quá tải và tốn kém; biến TA cấp phúc thẩm thành TA xét xử lại lần thứ đối với vụ án, làm cho quá trình giải quyết vụ án và thi hành án kéo dài. Vì vậy, các lợi ích của Nhà nước, của xã hội, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân không được kịp thời bảo vệ.