Một số định hướng nâng cao hiệu quả phúc thẩm các vụ án hình sự

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao hiệu quả phúc thẩm các vụ án hình sự ở nước ta (Trang 141 - 142)

án hình sự

Hiệu quả phúc thẩm các vụ án hình sự chịu sự chi phối và tác động ở những mức độ và phạm vi khác nhau của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Để nâng cao hiệu quả phúc thẩm các vụ án hình sự cần áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp khác nhau nhằm hạn chế, khắc phục những yếu tố tiêu cực là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động phúc thẩm của các chủ thể, đồng thời phát huy các yếu tố tác động tích cực đối với hoạt động này. Vì vậy, chúng tôi cho rằng, việc nâng cao hiệu quả phúc thẩm các vụ án hình sự ở nước ta trong giai đoạn hiện nay cần được tiến hành theo các hướng sau đây:

1- BLTTHS (sửa đổi) được Quốc hội khoá XI nước ta thông qua ngày 18/11/2003 tại kỳ họp thứ 4 là một sự kiện đánh dấu một bước phát triển mới trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật nước ta nói chung và pháp luật TTHS nói riêng. Việc sửa đổi bổ sung BLTTHS lần này được tiến hành tương đối đồng bộ, toàn diện và bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp ở nước ta theo tinh thần Nghị quyết số 08/NQ-TƯ của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng. Tuy nhiên, theo chúng tôi, các quy định về phúc thẩm trong BLTTHS (sửa đổi) về cơ bản vẫn giữ nguyên như trước đây, không có sự sửa đổi, bổ sung nào đáng kể. Vì vậy, các quy định pháp luật TTHS về phúc thẩm trong BLTTHS (sửa đổi) vẫn là vấn đề cần nghiên cứu

để tiếp tục hoàn thiện trong những năm tới. Đây là một trong những định hướng có vai trò quyết định đối với việc nâng cao hiệu quả phúc thẩm, bởi vì nó không chỉ tạo ra cơ sở pháp lý cho hoạt động phúc thẩm của các chủ thể đạt hiệu quả mà còn là cơ sở để tiến hành đồng bộ các giải pháp khác.

2- Kiện toàn tổ chức, biên chế của các TA và VKS cấp phúc thẩm. Đây là một định hướng quan trọng trong tình hình hiện nay khi cơ cấu tổ chức của các TA và VKS cấp phúc thẩm, đặc biệt là ở TANDTC và VKSNDTC còn bất hợp lý; đội ngũ thẩm phán, kiểm sát viên nói chung và đội ngũ thẩm phán, kiểm sát viên cấp phúc thẩm cấp phúc thẩm ở nước ta còn thiếu nhiều về số lượng, trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp hạn chế và không đồng đều.

3- Xây dựng đội ngũ thẩm phán, kiểm sát viên có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp giỏi nhằm khắc

phục những bất cập, yếu kém về phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp của đội ngũ thẩm phán và kiểm sát viên hiện nay, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới.

4- Bảo đảm cơ sở vật chất - kỹ thuật cần thiết cho hoạt động của

các TA và VKS cấp phúc thẩm; có chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ

phù hợp với hoạt động nghề nghiệp đặc thù của họ.

5- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật để nâng cao ý thức pháp luật cho quần chúng nhân dân.

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÚC THẨMCÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao hiệu quả phúc thẩm các vụ án hình sự ở nước ta (Trang 141 - 142)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w