Một số tồn tại trong hoạt động của VK Sở giai đoạn phúc thẩm

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao hiệu quả phúc thẩm các vụ án hình sự ở nước ta (Trang 123 - 125)

nói riêng chưa cao là do một số thẩm phán chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm, chưa tích cực học tập để nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nên nhiều vấn đề đã được pháp luật quy định, đã được hướng dẫn cụ thể nhưng không nắm vững để áp dụng trong xét xử. Một số thẩm phán chưa chú trọng đến công tác xét xử tại phiên tòa nên chất lượng xét xử chưa cao, việc tranh tụng tại phiên tòa chưa được thực hiện đầy đủ theo quy định của pháp luật... Việc chậm ban hành các văn bản hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật đã dẫn đến tình trạng không thống nhất về nhận thức pháp luật giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật, giữa TA cấp trên với TA cấp dưới cũng là nguyên nhân làm cho chất lượng xét xử chưa cao [69].

Ngoài các nguyên nhân nêu trên, theo chúng tôi, còn một nguyên nhân khác không kém phần quan trọng đó là TANDTC và các cơ quan có trách nhiệm chưa tổ chức đào tạo hoặc bồi dưỡng về kỹ năng xét xử phúc thẩm cho đội ngũ thẩm phán của các TA cấp phúc thẩm. Đây là một vấn đề quan trọng cần được quan tâm.

2.2.2.2. Một số tồn tại trong hoạt động của VKS ở giai đoạnphúc thẩm phúc thẩm

Theo quy định của pháp luật, thì VKS có chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của TA (Điều 206 BLTTHS, Điều 19 Luật tổ chức VKSND). Theo Quy chế công tác kiểm sát xét xử hình sự của VKSNDTC, thì "khi phát hiện bản án sơ thẩm hoặc quyết định của TA có vi phạm pháp luật nghiêm trọng, thì kiểm sát viên báo cáo ngay với lãnh đạo viện cấp mình để kháng nghị. Nếu quá hạn luật định mới phát hiện vi phạm..., thì kiểm sát viên báo cáo lãnh đạo cấp mình để đề xuất kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm" (Điều 27 và Điều 34).

Trong những năm qua, ngành kiểm sát đã có những cố gắng nhất định trong việc thực hiện chức năng này. Bên cạnh những kết quả đạt được, trong hoạt động của các VKS ở giai đoạn phúc thẩm cũng còn những tồn tại thể hiện ở một số điểm sau đây:

- VKS chưa thực hiện đúng và đầy đủ chức năng của mình trong việc phát hiện và kháng nghị kịp thời các bản án, quyết định sơ thẩm có vi phạm pháp luật. Trong các năm 1993 - 1997, tuyệt đại đa số các vụ án xét xử phúc thẩm đều phát sinh từ kháng cáo của bị cáo và đương sự. Số vụ án do VKS kháng nghị trung bình hàng năm chỉ chiếm khoảng 6,2% (từ 5,8% đến 6,8%) [31, tr. 43]. Trong các năm 1998 - 2000, các vụ án hình sự được xét xử phúc thẩm ở TANDTC đều do VKS cấp tỉnh kháng nghị, VKSNDTC chưa kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với một bản án hoặc quyết định sơ thẩm nào [94]. Nguyên nhân của tình hình này là do các VKS chưa thật sự quan tâm đúng mức về công tác này, thiếu sự phối hợp giữa VKS cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm trong việc phát hiện để kháng nghị kịp thời.

- Nhiều trường hợp kháng nghị phúc thẩm của VKS thiếu căn cứ và lý do thuyết phục nên tỷ lệ được TA cấp phúc thẩm chấp nhận không cao. Không ít trường hợp do kháng nghị của VKS cấp sơ thẩm không có căn cứ nên VKS cấp phúc thẩm phải rút kháng nghị của VKS cấp dưới trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa. Số kháng nghị còn lại mà VKS bảo vệ được chấp nhận cũng chiếm tỷ lệ không cao (khoảng trên 50%). Theo số liệu thống kê của Viện phúc thẩm I VKSNDTC, trong 03 năm (1998 - 2000), VKS các tỉnh phía Bắc đã kháng nghị phúc thẩm đối với 441 vụ/642 bị cáo. Trong số đó, Viện phúc thẩm I VKSNDTC đã rút kháng nghị đối với 138 vụ/ 206 bị cáo (chiếm 30,9% số vụ và 32,08% số bị cáo). Số kháng nghị còn lại (291 vụ/ 415 bị cáo) chỉ được Tòa phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội chấp nhận 162 vụ/ 226 bị cáo (đạt 55,67% số vụ và 54,45% số bị cáo),

số kháng nghị không được chấp nhận là 129 vụ/ 179 bị cáo (xem Phụ lục số 2.4).

- Việc nghiên cứu, chuẩn bị tham gia phiên tòa của kiểm sát viên cấp phúc thẩm còn sơ sài, không nắm chắc hồ sơ vụ án. Vì vậy, chất lượng tham gia phiên tòa của kiểm sát viên không cao. Một số trường hợp kiểm sát viên kết luận hoặc đối đáp về các vấn đề có quan điểm khác nhau chưa có sức thuyết phục đối với HĐXX và những người tham dự phiên tòa,... Nguyên nhân của tình trạng này là do số lượng kiểm sát viên của các VKS cấp phúc thẩm còn thiếu về số lượng, trình độ năng lực nghiệp vụ còn nhiều hạn chế; một số kiểm sát viên trách nhiệm trong công tác chưa cao.

- Các VKS cấp phúc thẩm chưa quan tâm đúng mức đến công tác kháng nghị phúc thẩm. Theo đánh giá của VKSNDTC, công tác kháng nghị phúc thẩm của VKS cấp tỉnh và VKSNDTC chưa cao. Số vụ án kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm trên phạm vi cả nước chiếm tỷ lệ hết sức khiêm tốn trong tổng số các vụ án hình sự đã xét xử phúc thẩm. Theo quy định của pháp luật, thì VKS cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị đối với bản án sơ thẩm. Tuy nhiên, trên thực tế rất ít trường hợp VKS cấp phúc thẩm sử dụng quyền này.

Nhiều kháng nghị của VKS cấp sơ thẩm mang tính chất nhận xét, đánh giá chung chung, chưa cụ thể, không có căn cứ và thiếu tính thuyết phục nên trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa VKS cấp phúc thẩm đã rút kháng nghị hoặc không được TA cấp phúc thẩm chấp nhận. VKS cấp tỉnh cũng như VKSNDTC chưa chú ý và quan tâm đúng mức đến công tác kháng nghị phúc thẩm nên thực hiện không đầy đủ trách nhiệm, quyền hạn của mình.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao hiệu quả phúc thẩm các vụ án hình sự ở nước ta (Trang 123 - 125)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w