Một số tồn tại trong xét xử phúc thẩm

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao hiệu quả phúc thẩm các vụ án hình sự ở nước ta (Trang 112 - 123)

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động xét xử phúc thẩm hình sự những năm gần đây cũng còn một số tồn tại sau:

* Xét xử phúc thẩm không bảo đảm thời hạn luật định: trung bình hàng năm các TA cấp tỉnh xét xử được gần 90% tổng số vụ án phúc thẩm thụ lý (chủ yếu là án hình sự), số lượng án phúc thẩm tồn đọng, xét xử quá hạn luật định chiếm khoảng 10% (ít hơn so với TANDTC). Riêng năm 2002, các TA cấp tỉnh trong cả nước đã xét xử phúc thẩm 5.779 vụ/7.894 bị cáo trong tổng số 7.139 vụ/9.546 bị cáo đã thụ lý (đạt 81% về số vụ và 83% về số bị cáo), số án tồn đọng chuyển sang năm 2003 là 1.360 vụ/1.652 bị cáo (chiếm 19% số vụ và 17% số bị cáo) [69]. Một trong những nguyên nhân tồn đọng án ở các TA cấp tỉnh một phần do một số TA ở các thành phố lớn (TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng) hoặc các tỉnh kinh tế phát triển, đông dân cư (Đồng Nai, Thái Bình, Tiền Giang,...) hàng năm phải giải quyết một số lượng khá lớn án phúc thẩm.

Một nguyên nhân khác là ở một số TA tỉnh số thẩm phán còn thiếu so với biên chế. Theo số liệu của TANDTC, tính đến tháng 12/2002, thì tổng số thẩm phán của các TAND tỉnh trong cả nước là 925/1100 người,

còn thiếu 193 thẩm phán so với biên chế [69, tr. 13]. Trung bình một thẩm phán TA cấp tỉnh phải chủ tọa 6,3 vụ/tháng (khoảng 76 vụ án/năm các loại cả án sơ thẩm và phúc thẩm), chưa tính số vụ án mà thẩm phán tham gia trong HĐXX sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

Theo thẩm quyền hiện hành, hàng năm số vụ án hình sự thuộc thẩm quyền xét xử sơ thẩm của các TA tỉnh trung bình khoảng 16.000 vụ/năm. Nếu sửa đổi bổ sung Điều 145 BLTTHS hiện hành theo hướng cho phép TA cấp huyện xét xử các tội phạm mà BLHS quy định khung hình phạt cao nhất đến 15 năm tù (trừ các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm hoạt động tư pháp,...), thì hàng năm số lượng án thuộc thẩm quyền xét xử sơ thẩm của TA cấp tỉnh sẽ giảm 9.920 vụ/năm (khoảng 62% số vụ án) và số lượng án thuộc thẩm quyền phúc thẩm của TA cấp tỉnh sẽ tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, do các TA cấp tỉnh xét xử phúc thẩm tại địa phương nên không mất nhiều thời gian đi lại; việc triệu tập và bảo đảm sự có mặt của bị cáo, các đương sự, người làm chứng tham gia phiên tòa phúc thẩm sẽ thuận lợi hơn. Vì vậy, tốc độ giải quyết án phúc thẩm ở TA cấp tỉnh sẽ nhanh hơn.

Ở ba Tòa phúc thẩm TANDTC (tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng), số vụ án đã xét xử phúc thẩm chỉ tỷ lệ đạt trung bình 76,8% số vụ đã thụ lý (có thời điểm như quí I và II năm 1999, tỷ lệ này chỉ đạt 34%). Tính đến tháng 11/2000, TANDTC còn tồn đọng 517 vụ/ 1.042 bị cáo quá thời hạn theo quy định của pháp luật. Trong năm 2002, ba Tòa phúc thẩm TANDTC đã xét xử phúc thẩm 5.180 vụ/ 8.368 bị cáo trong số 6.961 vụ/ 11.809 bị cáo (đạt tỷ lệ 74% về số vụ và 71% về số bị cáo), số án tồn lại chuyển sang năm 2003 là 1.781 vụ/ 3.441 bị cáo (chiếm tỷ lệ 26% số vụ và 29% số bị cáo [69].

Theo báo cáo của TANDTC [65], thì sự tồn đọng án ở các Tòa phúc thẩm TANDTC trong thời gian qua do một số nguyên nhân chủ yếu sau đây:

- Trong những năm gần đây số vụ án hình sự có kháng cáo, kháng nghị phải xét xử phúc thẩm của toàn ngành TA chiếm tỷ lệ cao trong tổng số các vụ án đã xét xử sơ thẩm (hơn 30%). Riêng ở ba Tòa phúc thẩm TANDTC tỷ lệ án có kháng cáo, kháng nghị hàng năm chiếm khoảng 35,3% tổng số vụ án do các TA cấp tỉnh trong cả nước đã xét xử sơ thẩm.

- Theo quy định của pháp luật, thì thời hạn xét xử phúc thẩm ở TANDTC chỉ có 90 ngày, kể cả thời gian VKS nghiên cứu hồ sơ. Trong khi đó, các VKS xét xử phúc thẩm VKSNDTC cũng thiếu kiểm sát viên tham gia xét xử phúc thẩm nên thời gian giữ hồ sơ nghiên cứu thường quá thời gian quy định (có khi đến 1 - 3 tháng).

- Số lượng thẩm phán ở TANDTC còn thiếu so với biên chế được phê duyệt. Tính đến tháng 7/2000, số thẩm phán của ba Tòa phúc thẩm TANDTC chỉ có 66 thẩm phán (trong tổng số 97 thẩm phán của TANDTC). Theo biên chế, thì số thẩm phán TANDTC là 120 người, nhưng từ năm 1994 đến tháng 12/1999, thực tế chỉ có khoảng 2/3 số thẩm phán (thiếu gần 1/3). Trung bình mỗi thẩm phán Tòa phúc thẩm TANDTC phải chủ tọa 12 vụ án/tháng và phải tham gia trong HĐXX phúc thẩm 24 vụ án khác.

- Tỷ lệ phải hoãn phiên tòa phúc thẩm chiếm gần 30% tổng số vụ án đã đưa ra xét xử với nhiều lý do khác nhau:

+ Một số TA cấp sơ thẩm không thực hiện đúng và đầy đủ quy định tại Điều 210 BLTTHS về thông báo kháng cáo, kháng nghị cho những người tham gia tố tụng biết.

+ Tòa phúc thẩm không kiểm tra kỹ nên không phát hiện ra sai sót này để có biện pháp khắc phục.

+ Nhiều trường hợp giấy triệu tập, giấy báo của Tòa phúc thẩm gửi không đúng địa chỉ do nhầm lẫn hoặc do bị cáo và đương sự đã chuyển đi

nơi khác mà địa phương không biết; ghi nhầm thời gian mở phiên tòa hoặc gửi giấy báo quá muộn nên họ không đến kịp;...

+ Một số trường hợp TA cấp phúc thẩm không áp dụng kịp thời biện pháp tạm giam theo quy định tại Điều 215a BLTTHS để bảo đảm cho việc xét xử.

+ Nhiều trường hợp các bị cáo được tại ngoại bị kháng cáo hoặc kháng nghị theo hướng tăng hình phạt hoặc tăng mức bồi thường vắng mặt không rõ lý do.

+ Các bị cáo bị tạm giam đã chuyển trại nhưng Ban giám thị Trại giam đã không kịp thời thông báo cho TA cấp phúc thẩm biết.

+ Những người khác tham gia tố tụng (người bị hại, nguyên đơn, bị bị đơn có kháng cáo hoặc người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị hoặc người đại diện của họ) vắng mặt không rõ lý do;

+ Luật sư bào chữa, người làm chứng về những vấn đề quan trọng vắng mặt không có lý do hoặc lý do không chính đáng.

+ Một số trường hợp, thẩm phán được phân công nghiên cứu hồ sơ không kỹ nên phải hoãn phiên tòa để điều tra bổ sung, tăng cứu hoặc tiến hành giám định lại. Cá biệt có trường hợp HĐXX đã hoãn phiên tòa với lý do để xin ý kiến lãnh đạo (!)...

Do phải đi xét xử lưu động tại các địa phương nên đối với những vụ án phải hoãn phiên tòa, thông thường các Tòa phúc thẩm TANDTC phải giao cho thẩm phán khác nghiên cứu để xét xử trong các đợt sau nên việc giải quyết các vụ án này vừa mất thời gian nghiên cứu, vừa phải kéo dài.

* Xác định không đúng đơn kháng cáo hoặc nội dung kháng cáo: một số trường hợp đương sự viết đơn kháng cáo nhưng nội dung chỉ là hỏi về thủ tục hoặc yêu cầu được thi hành án đối với khoản tiền được bồi thường, nhưng do không nghiên cứu kỹ nên thẩm phán được phân công chủ

tọa phiên tòa cho rằng đây là đơn kháng cáo nên vẫn đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm.

Có trường hợp TA cấp phúc thẩm đã chấp nhận và đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm đối với kháng cáo của người không có quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật. Ví dụ: khi phạm tội, bị cáo là người chưa thành niên, nhưng khi xét xử sơ thẩm bị cáo đã đủ 18 tuổi. Trong thời hạn kháng cáo bị cáo không kháng cáo, mà chỉ có bố bị cáo làm đơn kháng cáo, Tòa phúc thẩm xác định bố của bị cáo là đại diện hợp pháp của bị cáo nên chấp nhận kháng cáo và tiến hành xét xử vụ án.

* Vi phạm về phạm vi xét xử phúc thẩm: trong trường hợp vụ án có nhiều bị cáo, chỉ có một hoặc một số bị cáo kháng cáo hoặc bị kháng cáo, kháng nghị. Mặc dù, Tòa phúc thẩm không xem xét giảm nhẹ cho các bị cáo kháng cáo và các bị cáo khác, nhưng trong quyết định của bản án phúc thẩm lại tuyên giữ nguyên bản án sơ thẩm đối với tất cả các bị cáo. Ví dụ: trong vụ án Lò Văn Ơn cùng 13 bị cáo khác bị xử phạt về tội "trộm cắp tài sản" và "tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có". Sau khi xét xử sơ thẩm, chỉ có 03 bị cáo là Lò Văn Phức, Lò Văn Pản và Lò Văn Lọ kháng cáo xin cho hưởng án treo. Bản án hình sự phúc thẩm số 02/PT ngày 30/01/2002 của TAND tỉnh L. đã quyết định giữ nguyên bản án sơ thẩm

đối với cả 14 bị cáo.

Có trường hợp TA cấp phúc thẩm đã tăng hình phạt đối với bị cáo khi không có kháng cáo của người bị hại hoặc kháng nghị của VKS theo hướng đó. Ví dụ: bị cáo Nguyễn Văn Đ. bị TA cấp sơ thẩm xử phạt cảnh cáo về tội "bắt người trái phép". Sau khi xét xử sơ thẩm, bị cáo không kháng cáo, VKS không kháng nghị, chỉ có người bị hại kháng cáo yêu cầu xử thêm bị cáo về tội "cưỡng đoạt tài sản" và tăng mức bồi thường. TA cấp phúc thẩm đã chấp nhận kháng cáo và sửa bản án sơ thẩm xử phạt bị cáo

Nguyễn Văn Đ. 06 tháng cải tạo không giam giữ về tội "bắt người trái phép".

Có vụ án Tòa phúc thẩm đã xem xét và quyết định cả những vấn đề mà án sơ thẩm không xem xét, quyết định. Ví dụ: Mạc Văn S. bị Tòa sơ thẩm xử phạt về tội "vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ" và phải bồi thường thiệt hại cho gia đình nạn nhân. Bị cáo chỉ kháng cáo về khoản bồi thường. Ngoài việc buộc chủ phương tiện phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, bản án phúc thẩm số 06/PT ngày 27/7/2001

còn quyết định trả lại giấy phép lái xe cho bị cáo, mặc dù bị cáo không kháng cáo về vấn đề này và TA cấp sơ thẩm không áp dụng hình phạt bổ sung "cấm hành nghề lái xe" đối với bị cáo.

* Xác định không đúng nội dung kháng cáo, kháng nghị hoặc bỏ sót

nội dung kháng cáo: trong một số vụ án do không nghiên cứu kỹ đơn

kháng cáo của đương sự hoặc kháng nghị của VKS nên khi giải quyết, TA cấp phúc thẩm còn bỏ sót nội dung kháng cáo, kháng nghị. Ví dụ: Bị cáo Lê Văn S. kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và đề nghị xem xét cho bị cáo khoản tiền 7.300.000đ là tiền bị cáo đã dùng vào việc mua chiếc xe Honđa không có giấy tờ hợp pháp mà án sơ thẩm đã tuyên tịch thu sung quỹ nhà nước. Bản án phúc thẩm số 05/PT ngày 25/9/2001 của TAND tỉnh V. có nhận định về khoản tiền này, nhưng trong quyết định của bản án phúc thẩm lại không đề cập gì về số tiền này.

Có trường hợp TA cấp phúc thẩm bỏ sót kháng cáo không xem xét giải quyết. Ví dụ: bị cáo Phan Văn Q. bị TA cấp sơ thẩm xử phạt về các tội "giết người", "cướp tài sản" và "tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng". Sau khi xét xử sơ thẩm, bị cáo kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và đại diện hợp pháp của người bị hại kháng cáo yêu cầu tăng hình phạt đối với bị cáo và mức bồi thường. Nhưng bản án phúc thẩm lại không đề cập gì về kháng

cáo của đại diện hợp pháp của người bị hại. Tại quyết định giám đốc thẩm số 18/GĐ của HĐTP TANDTC đã quyết định hủy bản án phúc thẩm đối với Phan Văn Q. để xét xử phúc thẩm lại cho đúng pháp luật.

* Thực hiện không đúng và đầy đủ các quy định về thủ tục và trình

tự phiên tòa: thiếu sót này của cấp phúc thẩm thể hiện ở chỗ một số Tòa phúc thẩm đã thực hiện không đúng, không đầy đủ hoặc thiếu thống nhất các quy định của BLTTHS về thủ tục phiên tòa phúc thẩm. Thực tế hiện nay, theo lịch xét xử của các Tòa phúc thẩm TANDTC, trong một ngày (từ 08 giờ 30 đến 12 giờ) HĐXX phúc thẩm thường xét xử từ 4 - 6 vụ án và các thẩm phán thay nhau làm chủ tọa. Ở phiên tòa xét xử vụ án đầu tiên trong ngày, HĐXX tiến hành phần thủ tục đối với tất cả các vụ án sẽ xét xử trong ngày đó. Từ phiên tòa thứ hai trở đi, HĐXX bỏ qua phần thủ tục mà đi thẳng vào phần xét hỏi. Do thủ tục được tiến hành chung cho nhiều phiên tòa khác nhau, nên phần này thường được làm tắt, việc giải thích của chủ tọa về các quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng thường không đầy đủ và thiếu chính xác. Ví dụ: có trường hợp chủ tọa đã giải thích cho bị cáo có nghĩa vụ phải khai báo trung thực, thành khẩn (!). Có trường hợp chủ tọa quên không giải thích cho người làm chứng, người bị hại biết về trách nhiệm hình sự của họ trong trường hợp nếu từ chối khai báo, khai báo gian dối hoặc trốn tránh khai báo mà không có lý do chính đáng theo quy định tại Điều 307 và 308 BLHS.

Do thời gian xét xử phúc thẩm một vụ án bị hạn chế bởi lịch xét xử nên nhiều trường hợp việc xét hỏi được tiến hành sơ sài, mang tính hình thức. Vì vậy, chưa làm rõ được các tình tiết quan trọng về vụ án, đặc biệt là các tình tiết mới xuất hiện ở giai đoạn xét xử phúc thẩm. Đôi khi trong xét hỏi HĐXX còn biểu hiện thái độ không khách quan, vô tư hoặc mang tính chất áp đặt, trấn áp hoặc mớm cung,... đối với những người được xét hỏi. Việc xét hỏi tại phiên tòa là nhằm xác định các sự kiện và tình tiết của vụ

án, nhưng có thẩm phán lại kết luận ngay về sự kiện này, tình tiết kia là đúng hay không đúng, chấp nhận hay bác bỏ ngay lời khai những người đang xét hỏi; không xét hỏi những người tham gia tố tụng mà công bố ngay lời khai có trong hồ sơ vụ án của họ,...

* Không nắm vững thẩm quyền ký lệnh giam: theo quy định tại Điều

215a BLTTHS, thì việc bắt giam bị cáo ngay tại phiên tòa sau khi tuyên án phúc thẩm là thẩm quyền của HĐXX và thẩm phán chủ tọa phiên tòa thay mặt HĐXX ký lệnh giam. Nhưng có trường hợp Chánh án (hoặc Phó chánh án) TA tỉnh lại ký lệnh giam này hoặc thẩm phán chủ tọa phiên tòa phúc thẩm lại ký lệnh này "TL. Chánh án".

Có trường hợp bị cáo chỉ kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và giảm mức bồi thường, nhưng tại phiên tòa phúc thẩm bị cáo xin rút kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. HĐXX phúc thẩm không xem xét về hình phạt đối với bị cáo, nhưng thẩm phán chủ tọa phiên tòa phúc thẩm vẫn ký lệnh giam đối với bị cáo, mặc dù theo quy định của pháp luật đây là thẩm quyền của Chánh án TA cấp sơ thẩm khi ra quyết định thi hành án phạt tù.

* Một số thẩm phán thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc có tác phong cẩu thả: về nguyên tắc, các thành viên HĐXX phải chịu trách nhiệm trước

pháp luật về bản án phúc thẩm đã tuyên và thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải kiểm tra biên bản phiên tòa, bản sao bản án, trích lục án, lệnh giam,… trước khi ký. Tuy nhiên, do thiếu trách nhiệm và tác phong cẩu thả nên một số thẩm phán vẫn ký các văn bản này, mặc dù trong đó ghi không đầy đủ hoặc thiếu chính xác về các vấn đề quan trọng của vụ án, nhầm lẫn họ, tên đệm, nơi trú quán của bị cáo; sai ngày, tháng hoặc năm của bản án sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị. Nghiêm trọng hơn có trường hợp ghi nhầm mức hình phạt tù đối với bị cáo hoặc không ghi đơn vị thời gian của hình phạt tù. Ví dụ: bản án phúc thẩm số 17/PT ngày 25/4/2001 của TAND tỉnh B.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao hiệu quả phúc thẩm các vụ án hình sự ở nước ta (Trang 112 - 123)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w