Để khắc phục những bất cập, vướng mắc và tồn tại trong thực tiễn phúc thẩm (như đã phân tích ở mục 2.2 của luận án) và nâng cao hiệu quả phúc thẩm các vụ án hình sự ở nước ta, cần phải tiến hành đồng bộ các giải pháp khác nhau, trong đó hoàn thiện các quy định pháp luật TTHS về phúc thẩm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Việc hoàn thiện pháp luật TTHS về phúc thẩm phải được tiến hành tên cơ sở sửa đổi bổ sung đồng bộ, toàn diện BLTTHS hiện hành theo các hướng sau đây:
1- Hoàn thiện các quy định pháp luật về phúc thẩm: Xác định lại tính chất của phúc thẩm và đối tượng của xét xử phúc thẩm; mở rộng quyền hạn của TA cấp phúc thẩm trong việc xem xét và quyết định các vấn đề cụ thể về vụ án nhằm khắc phục kịp thời các sai lầm của TA cấp sơ thẩm, bảo vệ kịp thời các quyền và lợi ích của công dân, đặc biệt là đối với bị cáo ở giai đoạn tố tụng này; sửa đổi, bổ sung quy định về trình tự phiên toà phúc thẩm nhằm nâng cao tính tranh tụng tại phiên toà;
2- Quy định đầy đủ và cụ thể các căn cứ để TA cấp phúc thẩm bác kháng cáo, kháng nghị, giữ nguyên bản án (quyết định) sơ thẩm; sửa hoặc huỷ bản án (quyết định) sơ thẩm; xác định rõ thế nào là "làm xấu hơn tình trạng của bị cáo";
3- Quy định thủ tục phúc thẩm bút lục áp dụng đối với một số loại án nhất định.
* Cần tiếp tục hoàn thiện các quy định của BLTTHS (sửa đổi) về phúc thẩm dưới đây:
- Điều 230 cần hoàn thiện theo hướng xác định lại tính chất và đối tượng của phúc thẩm trong TTHS. Nội dung quy định tại điều này sẽ như sau:
Điều 230. Tính chất của phúc thẩm
Phúc thẩm là việc TA cấp trên trực tiếp xét xử lại những vụ án mà bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có HLPL bị kháng cáo hoặc kháng nghị theo quy định của pháp luật.
- Điều 235 cần hoàn thiện theo hướng xác định rõ trách nhiệm của TA cấp sơ thẩm trong việc xác minh lý do kháng cáo quá hạn, thủ tục và quyền hạn của TA cấp phúc thẩm trong việc xét kháng cáo quá hạn. Nội dung quy định tại điều luật này như sau:
1. Việc kháng cáo quá hạn có thể được chấp nhận, nếu có lý do chính đáng. TA đã xét xử sơ thẩm có trách nhiệm xác minh lý do kháng
cáo quá hạn.
2. TA cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng gồm ba thẩm phán để xét lý do kháng cáo quá hạn. Hội đồng có quyền ra quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng cáo quá hạn mà không phải mở phiên toà. VKS
cùng cấp được thông báo để tham gia việc xét kháng cáo quá hạn.
- Điều 238 cần sửa đổi, bổ sung theo hướng bao quát được đầy đủ các trường hợp bổ sung kháng cáo, kháng nghị dẫn đến việc phải triệu tập thêm những người liên quan đến kháng cáo, kháng nghị bổ sung; rút một phần hoặc toàn bộ kháng cáo, kháng nghị trước khi mở phiên toà cũng như ở tại phiên toà phúc thẩm. Nội dung quy định tại điều này sẽ như sau:
Điều 238. Bổ sung, thay đổi, rút kháng cáo, kháng nghị.
1. Trước khi bắt đầu hoặc tại phiên toà phúc thẩm, người kháng cáo hoặc VKS có quyền bổ sung, thay đổi kháng cáo, kháng nghị nhưng không được làm xấu hơn tình trạng của bị cáo; rút một phần hoặc toàn bộ kháng cáo, kháng nghị.
2. Trong trường hợp rút toàn bộ kháng cáo, kháng nghị trước khi
mở phiên toà, thì thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà ra quyết định chấp nhận việc rút kháng cáo, kháng nghị; nếu rút toàn bộ kháng
cáo, kháng nghị tại phiên toà, thì HĐXX phúc thẩm ra quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm.
Bản án sơ thẩm có HLPL kể từ ngày TA cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm.
3. Nếu việc bổ sung kháng cáo, kháng nghị dẫn đến việc phải
bổ sung, thì phải triệu tập những người đó. Trường hợp cần thiết thì phải hoãn phiên toà.
- Điều 240 cần hoàn thiện theo hướng xác định rõ trách nhiệm của
TA cấp phúc thẩm xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị và các trường hợp cần thiết phải xem xét cả các phần khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị. Nội dung quy định tại điều này sẽ như sau:
Điều 240. Phạm vi xét xử phúc thẩm
TA cấp phúc thẩm xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị. Trong
trường hợp phát hiện TA cấp sơ thẩm vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hoặc có căn cứ giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo, thì TA cấp phúc thẩm có thể xem xét cả các phần khác thẩm không có kháng cáo,
kháng nghị của bản án.
- Điều 246 cần xác định rõ các quy định cụ thể nào về thủ tục phiên
toà sơ thẩm phải áp dụng khi xét xử phúc thẩm. Nội dung của điều luật này sẽ như sau:
Điều 246. Thủ tục phiên toà phúc thẩm
1. Sau khi khai mạc phiên toà và tuyên bố lý do vụ án nào được đưa ra xét xử phúc thẩm theo kháng cáo (kháng nghị), chủ toạ phiên toà kiểm tra sự có mặt, vắng mặt (lý do vắng mặt) của những người được triệu tập tham gia phiên toà; công bố thành phần HĐXX, thư ký phiên toà, kiểm sát viên, người giám định, phiên dịch (nếu có); giải thích quyền và nghĩa vụ cho những người tham gia phiên toà;
2. Sau khi giải quyết vấn đề thay đổi người tiến hành tố tụng và các yêu cầu, một trong các thành viên HĐXX trình bày nội dung vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm liên quan đến kháng cáo, kháng nghị; tóm tắt nội dung kháng cáo, kháng nghị.
3. Việc xét hỏi và xem xét chứng cứ tại phiên toà được tiến hành theo quy định tại các điều 207 - 215 Bộ luật này;
4. Sau khi kết thúc việc xét hỏi, kiểm sát viên trình bày kết luận về vụ án; người bào chữa, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc đại diện của họ phát biểu ý kiến. Việc đối đáp, quay trở lại xét hỏi, bị cáo nói lời sau cùng, nghị án và tuyên án được tiến hành theo quy định tại các điều 218 - 220 và Điều 222 Bộ luật này.
- Điều 247 cần sửa tên gọi "Bản án phúc thẩm" thành "Quyền hạn của TA cấp phúc thẩm" cho phù hợp giữa tên gọi của điều luật và nội dung
của nó và bỏ cụm từ "và giữ nguyên bản án sơ thẩm" ở khoản 1 của điều luật này. Nội dung quy định tại Điều 247 sẽ như sau:
Điều 247. Quyền hạn của TA cấp phúc thẩm
TA cấp phúc thẩm có quyền quyết định: 1. Bác kháng cáo, kháng nghị;
2. Sửa bản án sơ thẩm;
3. Huỷ bản án sơ thẩm để điều tra hoặc xét xử lại; 4. Huỷ bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án."
* Khoản 3 Điều 248 cần tiếp tục hoàn thiện như sau:
Điều 248. Sửa bản án sơ thẩm
1...; 2...;
3. Trong trường hợp VKS kháng nghị hoặc người bị hại kháng cáo
yêu cầu, TA cấp phúc thẩm có thể tăng hình phạt, áp dụng điều khoản BLHS về tội nặng hơn, tăng mức bồi thường thiệt hại, nếu có kháng nghị của VKS
hoặc kháng cáo của người bị hại, nguyên đơn dân sự; nếu có căn cứ, TA vẫn có thể giảm hình phạt, áp dụng điều khoản BLHS về tội nhẹ hơn và giảm mức bồi thường thiệt hại. Nếu việc sửa án sơ thẩm có thể dẫn đến áp dụng điều khoản BLHS về tội nặng hơn hoặc từ không có tội sang có tội, thì TA cấp phúc thẩm huỷ bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại.
- Điều 249 cần sửa đổi, bổ sung theo hướng xác định căn cứ chung để huỷ án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại. Các căn cứ cụ thể để huỷ bản án sơ thẩm sẽ quy định trong các điều luật khác. Nội dung cụ thể của điều 249 sẽ như sau:
Điều 249. Huỷ bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại
1. TA cấp phúc thẩm huỷ án sơ thẩm để tiến hành điều tra lại, nếu
thấy có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong việc điều tra, truy tố hoặc những vấn đề quan trọng cần chứng minh trong vụ án chưa được điều tra đầy đủ và TA cấp phúc thẩm không thể khắc phục được.
2. TA cấp phúc thẩm huỷ bản án sơ thẩm để xét xử lại vụ án ở cấp sơ thẩm với thành phần HĐXX mới trong các trường hợp sau đây:
a) TA cấp sơ thẩm vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng;
b) Người được TA cấp sơ thẩm tuyên vô tội nhưng có căn cứ cho rằng người đó phạm tội.
... 5…
* BLTTHS (sửa đổi) cần bổ sung một số điều luật mới: Ngoài việc
sửa đổi sung các quy định của BLTTHS (sửa đổi) về phúc thẩm như đã nêu trên, chúng tôi cho rằng BLTTHS (sửa đổi) cũng cần bổ sung thêm một số điều luật mới về phúc thẩm. Cụ thể:
- Điều 247a nhằm cụ thể hoá các trường hợp TA cấp phúc thẩm bác kháng cáo, kháng nghị với nội dung như sau:
Điều 247a. Bác kháng cáo, kháng nghị
TA cấp phúc thẩm bác kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án (quyết định) sơ thẩm nếu không có căn cứ thoả mãn nội dung kháng cáo, kháng nghị và vụ án đã được giải quyết đúng pháp luật. Nếu phát hiện ở các phần khác của án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị có các căn cứ để sửa hoặc huỷ bản án sơ thẩm, thì TA cấp phúc thẩm áp dụng các quy định tại các điều 248 - 250 Bộ luật này, nếu điều đó không làm xấu hơn tình trạng của bị cáo.
- Bổ sung một điều luật mới (Điều 249a) quy định về các căn cứ để sửa hoặc huỷ bản án sơ thẩm:
Điều 249a. Các căn cứ để sửa hoặc huỷ bản án sơ thẩm
1. Căn cứ để sửa hoặc huỷ bản án sơ thẩm là những vi phạm pháp luật chứng minh về tính không hợp pháp hoặc thiếu căn cứ của bản án sơ thẩm.
2. TA cấp phúc thẩm sửa hoặc huỷ bản án sơ thẩm khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Việc điều tra hoặc xét hỏi tại phiên toà phiến diện hoặc không đầy đủ;
b) Kết luận của bản án không phù hợp với các tình tiết thực tế về vụ án;
c) Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng;
e) Hình phạt mà TA cấp sơ thẩm quyết định không tương xứng với tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội và nhân thân người bị kết án.
- Bổ sung thêm một số điều luật sau đây nhằm cụ thể hoá các căn cứ để sửa hoặc huỷ bản án sơ thẩm:
Điều... Việc điều tra hoặc xét hỏi tại phiên toà phiến diện hoặc không đầy đủ
Được coi là phiến diện hoặc không đầy đủ, nêu việc điều tra hoặc xét hỏi tại phiên toà không làm sáng tỏ những tình tiết có ý nghĩa quan trọng đối với vụ án.
Việc điều tra hoặc xét hỏi tại phiên toà bị coi là phiến diện hoặc không đầy đủ nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
1. Không lấy lời khai của những người mà lời khai của họ có ý nghĩa quan trọng đối với vụ án;
2. Không tiến hành giám định trong các trường hợp pháp luật quy định phải giám định;
3. Không thu thập các tài liệu hoặc vật chứng có ý nghĩa quan trọng đối với vụ án.
4. Không xác minh đầy đủ về nhân thân của bị cáo.
Điều... Kết luận của bản án không phù hợp với các tình tiết thực tế về vụ án
Bản án bị coi là không phù hợp với các tình tiết thực tế về vụ án trong các trường hợp sau:
1. Kết luận của TA không căn cứ vào những chứng cứ đã được kiểm tra, xác minh tại phiên toà;
2. Không xem xét các tình tiết mà chúng có thể ảnh hưởng đến các quyết định của bản án;
3. Các chứng cứ có ý nghĩa quan trọng đối với kết luận của bản án mâu thuẫn với nhau, nhưng trong bản án không chỉ rõ dựa vào căn cứ nào để chấp nhận chứng cứ này và bác bỏ chứng cứ khác;
4. Kết luận trong bản án có mâu thuẫn với nhau ảnh hưởng hoặc có thể ảnh hưởng đến việc xác định bị cáo có tội hay không có tội hoặc áp dụng điều khoản BLHS hoặc hình phạt.
Điều... Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng
Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng là những vi phạm quy định của BLTTHS đã tước bỏ hoặc hạn chế quyền của những người tham gia tố tụng khi xét xử vụ án, cản trở TA xét xử toàn diện vụ án hoặc ảnh hưởng đến việc ra bản án hợp pháp và có căn cứ.
TA cấp phúc thẩm huỷ bản án sơ thẩm để xét xử sơ thẩm lại vụ án trong các trường hợp sau đây:
1. HĐXX sơ thẩm không đúng luật định;
2. Vắng mặt bị cáo trong trường hợp sự có mặt của bị cáo là bắt buộc;
3. Xác định không đúng tư cách tố tụng của những người tham gia phiên toà ảnh hưởng đến việc thực hiện các quyền và nghiã vụ tố tụng của họ.
4. Vắng mặt người bào chữa trong trường hợp sự có mặt là bắt buộc; 5. Vi phạm bí mật khi HĐXX nghị án;
6. Bản án không có đủ chữ ký của các thành viên HĐXX; 6. Không có biên bản phiên toà xét xử vụ án.
Điều... (mới). Áp dụng không đúng điều khoản BLHS, BLDS
TA cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm nếu có một trong các căn cứ sau đây:
1. TA cấp sơ thẩm không áp dụng điều khoản BLHS, BLDS cần phải áp dụng;
2. Áp dụng điều khoản BLHS, BLDS không được áp dụng".
Điều… Hình phạt mà TA cấp sơ thẩm quyết định không tương xứng với tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội và nhân thân người bị kết án
Hình phạt không tương xứng với tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội và nhân thân người bị kết án là trường hợp hình phạt tuy không vượt quá khung hình phạt do luật hình sự quy định nhưng mức hình phạt rõ ràng là quá nhẹ hoặc quá nặng.
- Bổ sung một điều luật quy định về "Bản án phúc thẩm", trong đó xác định các yêu cầu cụ thể về hình thức và nội dung đối với bản án phúc thẩm, thời hạn TA phải giao bản sao bản án phúc thẩm cho VKS, bị cáo và những người có quyền lợi nghiã vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị. Nội dung của điều luật này như sau:
Điều... Bản án phúc thẩm
1. Quy định tại Điều 224 Bộ luật này cũng được áp dụng đối với bản án phúc thẩm.
2. Trong bản án phúc thẩm, sau phần trình bày sự việc phạm tội, quyết định của bản án sơ thẩm có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị và tóm tắt nội dung kháng cáo, kháng nghị, phải nêu rõ các căn cứ và lý do chấp nhận hay không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và quyết định của HĐXX về vụ án.
3. Chậm nhất là 10 ngày sau khi tuyên án, TA phải giao bản sao bản án phúc thẩm cho VKS cùng cấp, bị cáo, các đương sự, cơ quan tổ chức có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị.
Đồng thời để tạo sự thống nhất, TANDTC cần ban hành mẫu bản án phúc thẩm hình sự.
* Bổ sung một chương mới quy định về thủ tục phúc thẩm bút lục trong phần "Thủ tục đặc biệt" của BLTTHS (sửa đổi) bao gồm các điều luật sau:
- Điều... Điều kiện áp dụng thủ tục phúc thẩm bút lục
Thủ tục phúc thẩm bút lục được áp dụng đối với các vụ án khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Vụ án thuộc tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng hoặc rất nghiêm