Quy định của BLTTHS sửa đổi về phúc thẩm

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao hiệu quả phúc thẩm các vụ án hình sự ở nước ta (Trang 107 - 108)

Ngày 18/11/1988, BLTTHS sửa đổi của nước ta được thông qua tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XI. Đây là một sự kiện đánh dấu bước ngoặt lớn trong lịch sử lập pháp TTHS ở nước ta. Trên cơ sở tổng kết thực tiễn hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự ở nước, kế thừa và phát triển thành tựu lập pháp TTHS của nước ta trong gần 60 năm qua, BLTTHS sửa đổi đã đáp ứng kịp thời yêu cầu cải cách tư pháp ở nước ta theo tinh thần Nghị quyết số 08/NQ-TƯ ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung Đảng "về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới"; đòi hỏi của quá trình dân chủ hóa về mọi mặt và bảo vệ ngày càng có hiệu quả hơn các quyền và tự do cơ bản của công dân trong TTHS.

So với BLTTHS 1988, các qui định về phúc thẩm trong BLTTHS sửa đổi có một số điểm khác cơ bản sau đây:

- Ghi nhận nguyên tắc "TA thực hiện chế độ hai cấp xét xử" (Điều 20);

- Quy định cụ thể Viện trưởng, Phó viện trưởng VKS cùng cấp và cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị bản án hoặc quyết định sơ thẩm (Điều 232);

- Quy định Hội đồng gồm ba thẩm phán xét lý do kháng cáo quá hạn và ra quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn (Điều 235);

- Quy định bản án sơ thẩm có HLPL kể từ ngày TA cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm (Điều 238);

- Quy định việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam do thẩm phán giữ chức vụ Chánh tòa, Phó chánh tòa Tòa phúc thẩm TANDTC, Chánh án, Phó chánh án TAND cấp tỉnh, TAQS cấp quân khu quyết định (Điều 242);

- Cụ thể hóa quyền hạn của TA cấp phúc thẩm về sửa bản án sơ thẩm "giữ nguyên mức hình phạt và cho hưởng án treo (điểm đ khoản 1 Điều 248);

- Quy định thêm căn cứ để TA cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại ở cấp sơ thẩm: "Người được TA cấp sơ thẩm tuyên vô tội nhưng có căn cứ cho rằng người đó đã phạm tội" (điểm b khoản 2 Điều 249);

- Quy định về thời hạn TA cấp phúc thẩm phải gửi bản sao bản án hoặc quyết định phúc thẩm là 20 ngày, kể từ ngày tuyên án hoặc ra quyết định (Điều 253).

Như vậy có thể thấy rằng, so với BLTTHS 1988, các quy định về phúc thẩm trong BLTTHS sửa đổi không có sự thay đổi lớn và chưa khắc phục được tất cả những bất cập, tồn tại và vướng mắc trong thực tiễn phúc thẩm mà chúng tôi đề cập ở mục 2.2 của luận án.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao hiệu quả phúc thẩm các vụ án hình sự ở nước ta (Trang 107 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w