Phát triển về phẩm chất, năng lực cá nhân CBQL trường MN

Một phần của tài liệu thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non công lập tại quận 10, thành phố hồ chí minh (Trang 28 - 29)

Trong giai đoạn mới hiện nay, người CBQL trường MN rất cần những phẩm chất, năng lực thể hiện trên hai phương diện đức và tài được biểu hiện cụ thể như sau:

a. UPhẩm chất

Phẩm chất chính trị - tư tưởng

- Có tư tưởng, lập trường chính trị vững vàng, yêu nước yêu Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa. Thực hiện đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

- Có tinh thần trách nhiệm cao, có ý thức tổ chức kỷ luật.

- Nắm bắt, ủng hộ những cái mới, cái tiến bộ; kiên quyết đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực, sai trái, bảo vệ lẽ phải; thực hiện dân chủ trong nhà trường.

Phẩm chất đạo đức

- Yêu nghề, yêu trẻ, có tình cảm trong sáng và cao thượng.

- Lối sống trung thực, lành mạnh, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. - Có lòng say mê với công việc quản lý, năng động, sáng tạo.

- Có ý thức rèn luyện để trở thành người lãnh đạo – nhà giáo dục nêu gương tốt về đạo đức cho đội ngũ GV, nhân viên và học sinh.

- Quan tâm đến đời sống; động viên, khích lệ và tạo điều kiện trong việc nâng cao trình độ cho GV, nhân viên trong trường.

- Có tinh thần phê bình và tự phê bình nghiêm túc. b. UNăng lực

Năng lực quản lý

- Có khả năng nắm bắt kịp thời những chủ trương của ngành.

- Có tầm nhìn khi đánh giá các sự kiện chính trị và giải quyết vấn đề.

- Có khả năng xây dựng kế hoạch hoạt động của trường và dự báo xu thế phát triển của nhà trường mầm non.

- Tổ chức và chỉ đạo thực hiện các kế hoạch hoạt động trong nhà trường một cách hợp lý, khoa học và nghiêm túc.

- Kiểm tra các mặt hoạt động trong trường thường xuyên. - Ra quyết định, mệnh lệnh hợp lý, chính xác, kịp thời. - Có nghiệp vụ quản lý tốt, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đề ra. - Có khả năng xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết.

- Có khả năng vận động phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia công tác giáo dục.

Năng lực chuyên môn

- Hiểu biết sâu rộng về vị trí, tính chất, nhiệm vụ, mục tiêu đào tạo, nội dung, chương trình và nguyên tắc giáo dục của ngành mầm non.

- Có kiến thức về khoa học lãnh đạo và quản lý.

- Có khả năng tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nhằm thích nghi với yêu cầu phát triển của xã hội.

Năng lực giao tiếp - ứng xử sư phạm

- Tôn trọng mọi người, ứng xử tế nhị, lịch thiệp - Biết lắng nghe.

- Tự đặt mình vào vị trí của người khác để dễ thông cảm.

- Khả năng tạo bầu không khí thân mật, gần gũi, yêu thương giữa đồng nghiệp. - Khả năng tiếp cận thân thiện với học sinh.

- Khả năng tạo mối quan hệ thân thiện, tin tưởng với phụ huynh HS.

- Khả năng giải quyết vướng mắc giữa đồng nghiệp hoặc giữa phụ huynh với nhà trường.

- Khả năng tạo dựng các mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức trong cộng đồng để xây dựng nhà trường.

Năng lực phát hiện, sử dụng, bồi dưỡng nhân lực (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khả năng xây dựng quy hoạch đội ngũ kế cận trong nhà trường căn cứ vào tình hình thực tiễn của trường.

- Khả năng sàng lọc những giáo viên có phẩm chất, năng lực, thành tích vượt trội về số lượng và chất lượng đóng góp trong hoạt động của nhà trường.

- Phân công nhân sự phù hợp với việc làm.

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các chương trình bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, chính trị, ngoại ngữ, tin học cho giáo viên.

Một phần của tài liệu thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non công lập tại quận 10, thành phố hồ chí minh (Trang 28 - 29)