THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.3.1.4. Đẩy mạnh công tác bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển đội ngũ CBQL
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, do đó phải đặc biệt chú trọng việc đào tạo cán bộ để có một đội ngũ cán bộ tốt. Người dạy “Đảng phải nuôi dạy cán bộ như người làm vườn vun trồng những cây cối quý báu”. Và chỉ rõ: “Không phải vài ba tháng hoặc vài ba năm mà đào tạo được một cán bộ tốt. Cần phải công tác, đấu tranh, huấn luyện lâu năm mới được”. Cán bộ tốt thì phong trào mới tốt. Chọn đúng người, giao đúng việc là đã cầm chắc thành công.
Mỗi loại CBQL có yêu cầu riêng về phẩm chất, năng lực nên việc tuyển chọn, sử dụng cán bộ nhất thiết phải dựa trên tiêu chuẩn phẩm chất, trình độ chuyên môn, năng lực hay khả năng hoàn thành công việc, được nhiều sự tín nhiệm của đồng nghiệp,…
Việc tuyển chọn, bổ nhiệm và sử dụng CBQL phải được P.GD&ĐT cân nhắc và thực hiện một cách thận trọng, khách quan, nghiêm túc, tránh tình trạng bè phái, cục bộ và cảm tính sao cho những CBQL được bổ nhiệm là những người có đủ các tiêu chuẩn, đủ khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của ngành. Công tác bổ nhiệm và sử dụng CBQL, P.GD&ĐT cần quan tâm thường xuyên hơn và tuân thủ theo những nguyên tắc sau:
- Phải quán triệt quan điểm sắp xếp, sử dụng CBQL phù hợp giữa năng lực và yêu cầu công việc.
- Phải chọn người có đầy đủ phẩm chất, năng lực và có uy tín đối với cương vị mới, phải đáp ứng yêu cầu trẻ hoá, tri thức hoá đội ngũ CBQL.
- Phải xuất phát từ yêu cầu đảm bảo chất lượng giáo dục và lợi ích của học sinh trong địa bàn. Đây là nguyên tắc được ưu tiên hàng đầu, bởi vì việc đổi mới công tác quản lý giáo dục chính là nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho người học nhất là thế hệ trẻ.
- Đảm bảo tính phù hợp với khả năng, năng lực và điều kiện tối thiểu đối với người CBQL nhằm đảm bảo giúp họ hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Cần quan tâm đúng mức chính sách, hoàn cảnh, nguyện vọng chính đáng của từng CBQL, từng GV trong diện quy hoạch khi sử dụng, bổ nhiệm để có quy trình làm việc chặt chẽ hơn nhằm tránh trường hợp quyết định về rồi nhưng GV hoặc CBQL không nhận chức vụ bổ nhiệm mới.
- Thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, lấy ý kiến tín nhiệm của tập thể cán bộ, GV, công nhân viên của các đơn vị trong tiến trình tuyển chọn, bổ nhiệm và bổ nhiệm lại ngay trong đơn vị. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương (Ủy ban Nhân dân phường) để thăm dò và lắng nghe ý kiến của họ về CBQL trên địa bàn, tạo sự đồng thuận chung để còn có sự hỗ trợ tốt giúp cho cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Đối với những người hết nhiệm kỳ 5 năm, nếu xét thấy họ còn đủ năng lực, uy tín thì tiếp tục bổ nhiệm lại. Kiên quyết miễn nhiệm và không bổ nhiệm lại những CBQL hạn chế năng lực không đáp ứng được nhu cầu nhiệm vụ và những cán bộ kém phẩm chất, vi phạm đạo đức và không còn uy tín.
Cùng với việc tuyển chọn và bổ nhiệm mới, công tác luân chuyển CBQL cũng là một đòi hỏi phài được tổ chức thực hiện theo quy định của ngành, nhằm tránh sự trì trệ, bảo thủ và chủ nghĩa kinh nghiệm mà không phát huy được tính sáng tạo của cá nhân trong tập thể đơn vị. Thay đổi vị trí của người quản lý ngoài việc thay đổi phong cách làm việc cho cá nhân của người CBQL mà còn cho cả một tập thể đó là sự kéo theo là sự thay đổi cấu trúc hệ thống do có sự tổ chức sắp xếp lại cơ cấu tổ chức theo yêu cầu người quản lý mới. Điều này sẽ làm hạn chế tối đa được sự nhàm chán, bảo thủ và nó có tác dụng kích sự đổi mới tư duy, sáng tạo; tạo động lực, niềm tin mới cho đội ngũ phấn đấu vươn lên. Song, việc luân chuyển CBQL cũng cần phải xem xét và cân nhắc kỹ lưỡng hơn, nếu cán bộ được luân chuyển đến đơn vị mới phù hợp kể cả về năng lực, phong cách, tác phong lãnh đạo,… đối với đặc điểm ở đơn vị mới và cả về điều kiện công tác của cá nhân thì việc luân chuyển cán bộ sẽ mang lại hiệu quả cao. Nếu như việc luân chuyển không phù hợp, người CBQL mới
được điều động đến năng lực không bằng hoặc hơn người CBQL trước thì hiệu quả của nó sẽ đi ngược lại.
Có thể tiến hành luân chuyển một số CBQL chưa đủ nhiệm kỳ hoặc 2 nhiệm kỳ nếu thấy cần thiết nhằm vực dậy hoạt động đối với một số đơn vị, trong công tác này cần lưu ý “đả thông” tư tưởng thật kỹ, thật chi tiết sao cho các CBQL đó nhận ra trách nhiệm, mục tiêu của mình nếu đến đơn vị mới để tránh sự bức xúc, miễn cưỡng hợp tác. Hoặc đối với CBQL những đơn vị đang phát huy tốt nhiệm vụ, được tập thể và địa phương tín nhiệm, dù đã đủ 2 nhiệm kỳ quản lý, ta cũng cần mạnh dạn không thực hiện việc luân chuyển nếu xét thấy khi luân chuyển CBQL khác đến sẽ không phát huy tốt hơn.
Từ lâu nay, khi nào có CBQL về nghỉ hưu mới có thể đề bạt, bổ nhiệm nhân sự mới lên thay thế. Đều nay dẫn đến độ tuổi bình quân của đội ngũ CBQL ở các cấp học sẽ “lão hóa”. Muốn có đội ngũ CBQL “trẻ”, năng động hơn, sáng tạo hơn, nhất thiết phải vận động một số trường hợp CBQL “lớn tuổi” về nghỉ hưu trước tuổi hoặc luân chuyển các CBQL này sang một số công việc phù hợp hơn. Đề xuất của chúng tôi là có thể đưa về trường Bồi Dưỡng Giáo Dục, tận dụng những kinh nghiệm của các đồng chí này cho việc nghiên cứu, hoạch định những hoạt động chuyên môn phục vụ cho toàn ngành.
Tóm lại, việc luân chuyển, điều động CBQL phải thật chính xác, phù hợp đối với từng CBQL, với từng quy mô và đặc điểm của từng đơn vị; công tác luân chuyển phải được chuẩn bị chu đáo, thận trọng, được bàn bạc và thống nhất trên tinh thần đã được quy hoạch của trường, của ngành.