THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.3.2.2. Hoàn chỉnh, thực hiện tốt các chức năng quản lý
Đối với một người CBQL, để thực hiện công tác quản lý của mình họ đều phài thực hiện tốt 4 chức năng : kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra. Các chức năng quản lý chỉ được thực hiện tốt khi người CBQL có tri thức vận hành ứng dụng và thường xuyên được củng cố để các thao tác trở thành kỹ năng, kỹ xảo trong công tác quản lý.
Người CBQL phải nắm vững mục tiêu giáo dục chung và những nhiệm vụ chính của mình, cần chú ý phương thức quản lý giáo dục, cần phải nhìn sự đổi mới của các ngành xung quanh đồng thời đối với người thủ trưởng đã dùng người thì phải tin và giao việc; phải có kế hoạch và công việc cụ thể như lập kế hoạch năm, tháng, lịch giao ban (định kỳ, đột xuất). Từ đó mới xây dựng và tổ chức thực hiện có kết quả mục tiêu giáo dục - đào tạo cụ thể của nhà trường.
Bản thân người CBQL cần biết hoạch định:
- Mục tiêu phát triển của trường theo mục tiêu của ngành giáo dục và đào tạo. Nhiệm vụ đào tạo (đối với GV và học sinh).
- Kế hoạch nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục, thực hiện chương trình giáo dục MN theo hướng mới.
- Nhiệm vụ năm học với các vấn đề sau: chủ đề năm học (đối với cán bộ, GV, công nhân viên; học sinh và phụ huynh); kế hoạch giáo dục (giảng dạy trong và ngoài lớp); kế hoạch xây dựng tập thể sư phạm; xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị nhà trường phục vụ chương trình chăm sóc giáo dục theo hướng mới; kế hoạch huy động sự tham gia và hổ trợ hỗ trợ của cộng đồng; quản lý hành chính, ngân sách theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kinh phí và định biên của đơn vị; kế hoạch phòng chống dịch bệnh, phòng chống suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì đối với trẻ MN.
Khi thực hiện chức năng kế hoạch người CBQL cần lưu ý các vấn đề về: nội dung chính cần hoạch định; thời gian thực hiện; những công việc theo kế hoạch được thực hiện ở đâu (trong hay ở ngoài nhà trường); từng phần việc cụ thể giao cho ai làm là thích hợp nhất; cách nào để người được phân công hoàn thành tốt nhiệm vụ; mỗi thành viên trong nhà trường phải thực hiện như thế nào về việc thực hiện chương trình giáo dục MN theo hướng đổi mới; kế hoạch kiểm tra từng phần công việc này như thế nào; dự kiến điều chỉnh kế hoạch nếu có vấn đề khó khăn đột xuất.
Người CBQL mà quá nặng tình trong việc sử dụng người thì sẽ gặp khó khăn; làm CBQL phải đi trước, có tính chiến lược, lường được những tình huống xấu nhất (cách xử lý, có xử lý không) phải tính toán; làm CBQL phải dám làm và dám chịu. Trong tập thể động lực vươn lên là người có hoài bão, đam mê do vậy người CBQL không nên kìm hãm, ghen ghét mà phải tạo điều kiện, khuyến khích. Làm CBQL mà chỉ nói lý do thì rất khó thành công; người CBQL dù ở bất cứ cương vị nào cũng phải vừa cứng vừa mềm, vừa đánh vừa xoa,..
Kế hoạch trường học có tính liên tục. Chất lượng của năm học là sự kế tiếp của năm trước và là cơ sở cho chất lượng năm sau. Do đó nhà trường phải vừa có kế hoạch ngắn hạn (1 năm) vừa có kế hoạch dài hạn (3 hoặc 5 năm).
Chức năng kế hoạch thể hiện ở 4 hoạt động cơ bản: xác định mục tiêu và phân tích mục tiêu; xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu; triển khai thực hiện kế hoạch; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch. Vì vậy, việc xây dựng kế hoạch phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
- Phải có tác dụng giúp nhà trường thực hiện được các nhiệm vụ năm học của mình với những chỉ tiêu phấn đấu tích cực, bằng những biện pháp sáng tạo phù hợp với khả năng điều kiện cho phép.
- Có tác dụng đưa mọi hoạt động giáo dục, quản lý của nhà trường vào nền nếp và ngày càng có chất lượng.
- Giúp đội ngũ CBQL nhà trường có thêm cơ sở kiểm tra, đánh giá, giúp cho nhà trường thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra.
- Về hình thức thể hiện kế hoạch phải ngắn gọn, có chỉ tiêu phấn đấu cụ thể, có đủ các biện pháp cần thiết và nêu rõ trách nhiệm của từng người, từng bộ phận cụ thể.
- Đảm bảo quy trình trong việc xây dựng kế hoạch từ khâu khảo sát, phân tích xác định tình hình thực tế, dự báo hướng phát triển đến khâu dự thảo kế hoạch, đưa ra lấy ý kiến tập thể như: trước chi bộ, Hội đồng trường, với cấp trên và hoàn chỉnh thành kế hoạch chính thức để tổ chức thực hiện.
Trên cơ sở kế hoạch của nhà trường, người CBQL đứng đầu chỉ đạo yêu cầu các bộ phận như tổ, khối chuyên môn, văn phòng, cá nhân theo chức năng nhiệm vụ được phân công mà cụ thể hoá thành kế hoạch cuả mình để thực hiện (có sự phê duyệt của Hiệu trưởng) và phối hợp đoàn thể để thực hiện nhiệm vụ.
UChức năng tổ chức:
CBQL nhà trường nhất là Hiệu trưởng phải nắm chắc lực lượng GV, nhân viên dưới quyền về trình độ năng lực, hoàn cảnh từng người để bố trí công việc cho hợp lý, phù hợp với năng lực, sở trường và hoàn cảnh cũng như điều kiện của từng cá nhân trong đơn vị. Bên cạnh đó, phát huy vai trò giúp việc của các Phó hiệu trưởng, các tổ chuyên môn, các đoàn thể trong nhà trường. Hiệu trưởng cần phải xây dựng được các lực lượng nòng cốt cho các mặt công tác trọng điểm, trọng tâm. Hiệu trưởng cũng phải có kế hoạch để thành lập các
hội đồng như Hội đồng trường, Hội đồng thi đua khen thưởng, Hội đồng kỷ luật, các ban, các tổ,…gồm những người thạo việc, công tâm và có uy tín trong đơn vị.
Các công việc cơ bản của chức năng này bao gồm:
- Truyền đạt, giải thích nhiệm vụ cho các bộ phận, các cá nhân thực hiện kế hoạch; phân công thực hiện, bố trí sắp xếp bộ phận và các cá nhân cho đúng người, đúng việc; quy định chức năng, quyền hạn cho từng bộ phận có tính đến khả năng những khó khăn gặp phải và phương án điều chỉnh kế hoạch.
- Phân bố kinh phí và các điều kiện vật chất cho việc thực hiện kế hoạch. Có chú ý các hoạt động có tính chất ưu tiên; xác lập cơ chế phối hợp giữa các bộ phận và các thành viên. Thiết lập mối quan hệ quản lý, cơ chế thông tin.
- Lập chương trình hoạt động, tức là kế hoạch cụ thể việc thực hiện các việc đã nêu trong kế hoạch; ra các quyết định thực hiện kế hoạch.
Khi thực hiện chức năng này, CBQL cần chú ý đến nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc năng lực và sở trường.
UChức năng chỉ đạo:
Chức năng chỉ đạo là một chức năng quản lý quan trọng và cần thiết cho việc thực hiện hóa mục tiêu. Do đó trong chỉ đạo giáo dục phải quán triệt phương châm “duy trì - ổn định - đổi mới - phát triển” trong các hoạt động của nhà trường và cả hệ thống giáo dục. Chức năng chỉ đạo là cơ sở để phát huy các động lực cho việc thực hiện các mục tiêu quản lý và góp phần tạo nên chất lượng và hiệu quả trong các hoạt động.
CBQL thực hiện chức năng chỉ đạo công việc nhà trường với tư cách: Hiệu trưởng là người quản lý nhà nước với vai trò thủ trưởng đơn vị; người trụ cột của tập thể sư phạm và của mọi hoạt động giáo dục, định ra những nhiệm vụ cụ thể phù hợp với thực tế về chuyên môn để phân cấp cho Phó Hiệu trưởng chỉ đạo GV phấn đấu thực hiện. Tác phong, phong cách người CBQL rất quan trọng; người CBQL tốt để lại ấn tượng tốt, hình ảnh tốt qua đó đào tạo lớp trẻ sau này về nếp sống, nền nếp làm việc.
Hiệu trưởng là người trực tiếp thực hiện chức năng chỉ đạo bằng mệnh lệnh, bằng chỉ thị, Phó Hiệu trưởng là người trợ giúp truyền đạt. Tức là Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng thực hiện theo chức năng, quyền hạn mà Nhà nước và ngành giao phó theo điều lệ trường MN. Song song đó, đội ngũ CBQL nhà trường phải sử dụng năng lực của mình để thuyết phục và khuyến khích mọi thành viên nhà trường cùng thực hiện và trong quá trình
tham gia công tác, CBQL nhà trường kịp thời phát hiện những điểm tốt và chưa tốt để thực hiện tiếp chức năng kiểm tra hay việc điều chỉnh kế hoạch.
UChức năng kiểm tra:
Đối với hoạt động quản lý nhà trường, đội ngũ CBQL cần chú ý đến công tác kiểm tra, có kế hoạch kiểm tra bao gồm: kiểm tra đột xuất, định kỳ và thường xuyên đồng thời đảm bảo thực hiện một quy trình kiểm tra theo 4 khâu (chuẩn bị kiểm tra, tiến hành kiểm tra, kết thúc kiểm tra, sau khi kiểm tra). Kiểm tra để đánh giá việc thực hiện kế hoạch, xác định mức độ đạt được so với kế hoạch, phát hiện những sai lệch, xem xét những gì chưa đạt được hoặc mức độ thấp cùng những nguyên nhân của chúng và những vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn và kịp thời điều chỉnh phù hợp hoặc có biện pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ.
Khi thực hiện chức năng kiểm tra người CBQL cần chú ý: kiểm tra là nhằm vào công việc chứ không phải nhằm vào con người; kiểm tra để đánh giá, khơi dậy tiềm năng sẵn có của mỗi thành viên nhà trường để họ làm tốt phần việc còn lại; nếu thấy cần thiết, sau khi kiểm tra có thể điều chỉnh lại công tác tổ chức, phân công hoặc điều chỉnh lại một phần kế hoạch.
Khi thực hiện chức năng này CBQL cần bám sát các nội dung sau: đánh giá (xác định chuẩn mực, thu thập thông tin, so sánh sự phù hợp của việc thực hiện với chuẩn mực); phát hiện mức độ thực hiện tốt, vừa, xấu của các đối tượng quản lý; điều chỉnh (tư vấn, thúc đẩy, xử lý).
Như vậy, kiểm tra chẳng những giúp cho việc đánh giá được thực trạng, mức độ thực hiện của nhà trường khi kết thúc một kế hoạch mà nó còn có tác dụng tích cực cho việc chuẩn bị kế hoạch tiếp theo. Việc kiểm tra nếu được thực hiện tốt, đánh giá được một cách chính xác và sâu sắc sẽ giúp cho người lãnh đạo thấy được những gì còn tồn tại, những cái mới, những vấn đề mà thực tế đặt ra cần giải quyết.