Tiếp tục xây dựng và thực hiện tốt công tác quy hoạch, tuyển chọn đội ngũ CBQL

Một phần của tài liệu thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non công lập tại quận 10, thành phố hồ chí minh (Trang 79 - 80)

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.3.1.3. Tiếp tục xây dựng và thực hiện tốt công tác quy hoạch, tuyển chọn đội ngũ CBQL

CBQL có thể tham gia lớp học. Cụ thể, chúng tôi đề xuất thời gian tổ chức các lớp học nên tổ chức lớp vào cuối giờ chiều hoặc các buổi tối trong tuần.

Song song với các lớp đào tạo, bồi dưỡng cần tổ chức cho Hiệu trưởng đi giao lưu trao đổi một số cơ sở giáo dục điển hình trong, ngoài quận hoặc ngoài tỉnh hay nước ngoài tạo điều kiện cho Hiệu trưởng các trường có điều kiện học hỏi những kinh nghiệm hay để nâng cao tri thức và năng lực quản lý của mình, đặc biệt là khả năng chọn lọc, phân tích và vận dụng những kinh nghiệm đó vào thực tiễn công tác quản lý ở đơn vị.

3.3.1.3. Tiếp tục xây dựng và thực hiện tốt công tác quy hoạch, tuyển chọn đội ngũ CBQL CBQL

Nghị quyết hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa VIII đã khẳng định “Quy hoạch các bộ là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, đảm bảo cho công tác cán bộ đi vào nền nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài”. [2, tr82]

Chính vì vậy, công tác quy hoạch là một trong những nội dung quan trọng nhằm đảm bảo cho CBQL đi vào nền nếp. Vấn đề quy hoạch cán bộ là sự chuẩn bị có định hướng về đào tạo và sử dụng cán bộ kế cận, chuẩn bị tốt về mặt tinh thần và nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ kế cận, tránh hụt hẫng về nhân sự và bị hạn chế về kiến thức nghiệp vụ quản lý. Vì vậy, công tác cán bộ phải nằm trong chương trình hành động dài hạn và thường xuyên của các cấp quản lý (có lộ trình thực hiện cụ thể đồng thời phải được theo dõi, đánh giá theo định kỳ năm học, giai đoạn quy hoạch).

P.GD&ĐT quận 10 tập trung chỉ đạo, quán triệt các CBQL đơn vị cơ sở làm tốt công tác rà soát, bổ sung quy hoạch đội ngũ CBQL kế cận, giai đoạn từ nay đến năm 2020 có đầy đủ phẩm chất chính trị, năng lực về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý giáo dục.

Xây dựng kế hoạch đào tạo đội ngũ CBQL kế cận cho phù hợp, tránh trường hợp người đi học về không thể bố trí, người có đủ điều kiện có thể bố trí thì lại chưa qua đào tạo. Tổ chức “sân chơi” hàng tháng, hàng quý (dưới dạng câu lạc bộ) dành cho đội ngũ CBQL

kế cận tập làm quen với các tình huống “quản lý” thực tế đã xảy ra ở các cơ sở trên địa bàn. Thông qua việc giải quyết những tình huống giả định ở câu lạc bộ, là một trong những kiến thức trang bị dần cho những quyết sách ở tương lai của đội ngũ kế cận.

Xây dựng và thực hiện kế hoạch “trẻ hóa” đội ngũ CBQL MN đương nhiệm, cố gắng phấn đấu đến năm 2015 độ tuổi bình quân của đội ngũ CBQL MN dưới 40. Để thực hiện được đều này, cần phải có kế hoạch thật chi tiết, mạnh dạn đề bạt, bổ nhiệm cán bộ trẻ dưới 30 tuổi làm quản lý. Vấn đề xây dựng chiến lược cán bộ kế cận làm công tác quản lý giáo dục phải được thực hiện đồng bộ từ cấp Phòng xuống đến cấp cơ sở ngay từ bây giờ và có kế hoạch lâu dài, phân kỳ thực hiện theo từng giai đoạn từ nay cho đến những năm về sau.

Nếu làm tốt những công tác này, chúng ta vừa không lãng phí về đầu tư thời gian, tiền của, vừa tránh lãng phí về con người cũng như hạn chế dư luận không tốt trong đội ngũ làm công tác giáo dục.

Một phần của tài liệu thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non công lập tại quận 10, thành phố hồ chí minh (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)