Các nguyên tắc đề xuất các biện pháp

Một phần của tài liệu thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non công lập tại quận 10, thành phố hồ chí minh (Trang 75 - 76)

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.2. Các nguyên tắc đề xuất các biện pháp

3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Các biện pháp khi phải được đặt trong hệ thống các mục tiêu, nhiệm vụ của toàn bộ chiến lược phát triển giáo dục Quận 10 cũng như trong bối cảnh chung của đất nước, của thành phố Hồ Chí Minh. Các biện pháp phải có mối quan hệ biện chứng với nhau; biện pháp này là cơ sở, là điều kiện để thúc đẩy biện pháp khác và ngược lại. Tất cả các biện pháp kết hợp với nhau thành một hệ thống trong mối quan hệ chặt chẽ, cộng lực.

3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính nhất quán

Các biện pháp phải được xây dựng trên cơ sở đảm bảo tính nhất quán từ điều tra số liệu cơ bản, phân tích thực trạng, xác định nhu cầu về số lượng, cơ cấu, ... được thống nhất trong mục tiêu chung là phát triển đội ngũ CBQL các trường MN công lập tại Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.

3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Các biện pháp đề ra phải căn cứ vào những điểm yếu trong thực trạng đội ngũ và thực trạng công tác tác phát triển đội ngũ CBQL các trường MN công lập tại quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.

Các biện pháp đề ra phải bám sát thực tế, phù hợp với điều kiện hiện tại của quận 10 (kinh tế, dân số, diện tích,…)

3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Các biện pháp đề ra phải thực thi được, đảm bảo tận dụng được các nguồn lực của Nhà nước, của các ngành, các cấp và của nhân dân để đạt hiệu quả cao nhất. Đồng thời phải

được sự ủng hộ, tích cực tham gia tham mưu, chỉ đạo và thực hiện của các lãnh đạo, chuyên viên MN, bản thân các CBQL và đội ngũ GV các trường MN công lập của Quận 10.

Một phần của tài liệu thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non công lập tại quận 10, thành phố hồ chí minh (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)