3 Tăng cường công tác
2.5.2.4. Chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá CBQL các trường MN công lập tại Quận
Những năm gần đây P.GD&ĐT rất quan tâm công tác chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá CBQL các trường MN. Cụ thể, tổ chức thanh ra toàn diện luân phiên các trường MN theo chu kỳ 3 năm, chưa kể đến thanh tra các chuyên đề và thanh tra đột xuất, nhờ đó kịp thời phát hiện, hướng dẫn và điều chỉnh các mặt hạn chế của CBQL và hội đồng sư phạm nhà trường.
Tuy nhiên trong công tác chỉ đạo của P.GD&ĐT, các biện pháp thực hiện còn mang tính thuyết phục, vận động giáo dục, chưa có biện pháp “mạnh” để đưa hoạt động quản lý vào nền nếp theo luật định. Cơ chế chung hiện nay cũng không cho phép P.GD&ĐT có những biện pháp chế tài đối với những trường hợp sai phạm, hoặc thực hiện không đúng chỉ đạo. Điều này, phần nào cũng làm hạn chế năng lực quản lý của cơ quan P.GD&ĐT trong việc thực thi nhiệm vụ quản lý giáo dục tại cơ sở. Ví dụ, có một hiệu trưởng trường MN làm sai chỉ đạo, dù đã được lãnh đạo và các chuyên viên nhắc nhở nhiều lần vẫn tiếp tục thực hiện sai chỉ đạo của ngành. Để tiến hành kỷ luật thì theo thủ tục P.GD&ĐT phải tập hợp đủ hồ sơ, trình lên và phải “chờ đợi” kết luận của Hội đồng kỷ luật Quận chứ không có quyền
xử lý nhanh vấn đề trên, cách làm trên sẽ gây mất thời gian, hoạt động về chuyên môn của đơn vị có thủ trưởng đang “chờ đợi xử lý” và của P.GD&ĐT sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ.
Cách thức đánh giá đội ngũ CBQL nói chung và đội ngũ CBQL các trường MN nói riêng, từ trước đến nay đều thông qua bản tự kiểm điểm cuối năm, các nhận xét, góp ý, bình bầu còn mang tính hình thức, cả nể, chưa sát thực, dẫn đến mâu thuẫn khi lập danh sách đưa vào diện bổ nhiệm CBQL theo chức danh mới (ví dụ bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng lên Hiệu trưởng) trong các lời nhận xét.