Sử dụng lao động theo các thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu thực trạng và định hướng sử dụng lao động ở tỉnh bến tre (Trang 32 - 33)

Phụ thuộc vào cơ chế chính trị - xã hội của từng quốc gia, có sự khác nhau giữa các nước và nó thể hiện sự đa dạng của nền kinh tế.

Nền kinh tế chỉ phát triển khi mọi lực lượng sản xuất được giải phóng, huy động tối đa nguồn lực trong và ngoài nước (trong đó có nguồn lao động) vào quá trình phát triển. Để huy động được sức mạnh của mọi thành viên xã hội, mọi thành phần kinh tế, đòi hỏi phải thiết lập một hệ thống chính sách để duy trì mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa các thành phần kinh tế nhằm khai thác triệt để tiềm lực kinh tế - xã hội của đất nước.

Bảng 1.2: Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế ở Việt Nam

Đơn vị tính: %

Thành phần kinh tế Tỉ lệ % dân số hoạt động 2000 2005 2007 2009

Các thành phần kinh tế khác 89,70 87,84 87,51 86,1 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 0,99 2,66 3,49 3,4

Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam qua các năm

Trước kia ở nước ta chỉ có hai thành phần kinh tế là quốc doanh và tập thể. Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, chuyển sang nền kinh tế thị trường, đa dạng hóa các thành phần kinh tế, việc sử dụng lao động trong các thành phần kinh tế có sự biến đổi quan trọng, từ hai thành phần kinh tế cơ bản đến nay đã có 6 thành phần: nhà nước, tập thể, tư nhân, cá thể, hổn hợp và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Sáu thành phần này có thể hợp thành ba khu vực lớn: nhà nước, ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Sự chuyển dịch lao động từ khu vực nhà nước sang khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và đầu tư nước ngoài đang đang diễn ra phù hợp với đặc điểm khả năng của nền kinh tế nước ta. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh không những thu hút phần lớn lao động nông - lâm - ngư nghiệp mà còn thu hút ngày càng nhiều lao động công nghiệp và dịch vụ. Nguyên nhân tạo ra tình trạng trên chính là do tốc độ phát triển nền sản xuất của nước ta chưa tương ứng với nhịp độ tăng dân số và nguồn lao động. Tình hình trên đòi hỏi phải phân công lại lao động giữa các ngành kinh tế, trước hết là trong các ngành nông –lâm - ngư nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Một phần của tài liệu thực trạng và định hướng sử dụng lao động ở tỉnh bến tre (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)