CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG Ở BẾN TRE
2.5.2. Tỉ lệ thất nghiệp
Tỉ lệ thất nghiệp toàn tỉnh có xu hướng giảm từ năm 2000 đến 2009, năm 2000 toàn tỉnh có 5,24% lao động thất nghiệp ở thành thị đến năm 2005 là 4,63% đến năm 2009 còn 3,79%.
Số lao động thiếu việc làm tính đến năm 2009 toàn tỉnh chiếm 5,8% số người có việc làm, vẫn còn cao so với cả nước là 5,61%. Đa số những người lao động này sống ở nông thôn, trình độ học vấn thấp. Mong mốn của họ muốn tìm đất để canh tác, được vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất hoặc chuyển đổi nghề để ra thành thị hoặc tỉnh khác để sinh sống.
Bảng 2.20: Tỉ lệ thất nghiệp tỉnh Bến Tre so với Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước (2000-2009) Đơn vị :%
Nguồn: Tổng hợp từ Nghị quyết đại hội IX Đảng bộ tỉnh và niên giám thống kê Việt Nam qua các năm
Năm Khu vực
2005 2006 2007 2008 2009
Tỉnh Bến Tre 4,63 4,53 4,14 3,98 3,79
Đồng bắng sông Cửu Long 4,87 4,52 4,03 4,12 4.54
Biểu đồ 2.15: Tỉ lệ thất nghiệp Bến Tre so với cả nước và Đồng bằng sông Cửu Long
Tỉ lệ thất nghiệp của Bến Tre năm 2009 thấp hơn so với đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Năm 2005 tỉnh có tỉ lệ người thất nghiệp là 6,43%, gần tương đương với đồng bằng sông Cửu Long và chỉ thấp hơn cả nước 0,68%. Năm 2006 tỉ lệ này vượt qua cả Đồng bằng sông Cửu Long và gần xấp xỉ cả nước, nhưng đến năm 2008 và năm 2009 tỉnh đã giảm dần tỉ lệ thất nghiệp xuống còn 3,79% thấp hơn đồng bằng sông Cửu Long 0,75% và thấp hơn cả nước 0,81%. Điều này chứng tỏ tỉnh đã giải quyết tốt hơn về vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động. Tuy nhiên lao động Bến Tre tập trung ở nông thôn nên trong tương lai khi tỉnh chú trọng phát triển công nghiệp và dịch vụ, việc xây dựng các công trình, cơ sở hạ tầng sẽ làm mất đi một lượng lớn đất nông nghiệp, lao động nông thôn có xu hướng chuyển vào thành thị tìm việc làm sẽ làm tỉ lệ thất nghiệp thành thị tăng lên.