Nhu cầu của thị trường

Một phần của tài liệu thực trạng và định hướng sử dụng lao động ở tỉnh bến tre (Trang 35 - 36)

Cơ hội một người có thể có việc làm hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào tình hình cầu lao động trên thị trường. Thị trường có nhiều cơ hội việc làm hay không? Người lao động có thể dễ dàng di chuyển xa từ nơi này sang nơi khác để tìm kiếm việc làm không? Người lao động có dễ dàng tiếp cận được với thông tin về việc làm hay không? Vùng nơi họ sinh sống. Cơ cầu ngành nghề ở địa phương..v..v. Cầu về sức lao động là nhu cầu về sức lao động của một quốc gia, một địa phương, một ngành hay một doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Cầu về sức lao động bao gồm hai mặt: cầu về chất lượng lao động và cầu về số lượng lao động. Xét từ góc độ số lượng, trong điều kiện năng suất lao động không biến đổi, cầu về sức lao động xã hội tỉ lệ thuận với qui mô và tốc độ sản xuất. Nếu quy mô sản xuất không đổi, cầu về sức lao động tỉ lệ nghịch với năng suất lao động, còn xét từ góc độ chất lượng việc nâng cao năng suất lao động, mở rộng qui mô, tiền vốn, tri thức,… của doanh nghiệp càng ngày càng đòi hỏi nâng cao cầu về chất lượng sức lao động.

Các đặc tính của người lao động dựa vào kinh nghiệm của người lao động, tuổi của người lao động, trình độ văn hoá, nghề nghiệp.

Một số nghiên cứu ở nước ta cho thấy: trình độ phải đạt tới mức cao đẳng, đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề trở lên mới tăng khả năng có được việc làm trên thị trường của người lao động, yêu cầu về trình độ này làm tăng khả năng có việc làm của nữ cao hơn so với nam. Thành viên các gia đình nghèo lại có khả năng có được việc làm cao hơn ở những hộ gia đình không nghèo. Điều này có thể là do gia đình nghèo thì động lực thúc đẩy các thành viên đi làm lớn hơn, mặt khác cũng phản ánh cơ cấu việc làm hiện nay

cũng phù hợp đối với người nghèo, phổ biến nhiều công việc lao động chân tay, và việc làm trong khu vực phi kết cấu. Đối với nữ trong các gia đình nghèo, xác suất có việc làm cao hơn một chút so với nam giới. Mức thu nhập bình quân đầu người hàng tháng của hộ gia đình càng tăng thì càng làm giảm xác suất có việc làm của các thành viên, mức độ ảnh hưởng đối với nữ cao hơn đối với nam, có thể do động lực phải tìm kiếm việc làm và đóng góp thu nhập giảm. Ở thành thị dễ kiếm việc làm hơn ở nông thôn, nam giới dễ kiếm việc làm ở thành thị hơn là nữ giới.

So sánh giữa các vùng kinh tế cho chúng ta thấy, so với vùng Đồng bằng sông Hồng thì các vùng Đông Bắc, Tây Bắc, và Bắc Trung Bộ khả năng kiếm được công việc được trả lương thấp hơn, trong khi đó các vùng như Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long lại cung cấp nhiều công việc làm công ăn lương hơn, nhất là ở vùng Đông Nam Bộ. Cơ hội về việc làm ở các vùng giữa nam và nữ có sự khác biệt đôi chút.

So với vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Đông Bắc và Bắc Trung Bộ phụ nữ khó kiếm việc làm hơn so với nam giới, nhưng ở vùng Tây Bắc nam giới lại khó kiếm việc hơn. Cũng so với vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long lại cung cấp nhiều việc làm hơn cho phụ nữ. Riêng vùng Tây Nguyên, so với Đồng bằng sông Hồng, nam giới ít có khả năng trong khi nữ giới lại có nhiều khả năng kiếm được việc làm hơn.

Một phần của tài liệu thực trạng và định hướng sử dụng lao động ở tỉnh bến tre (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)