Hợp tác quốc tế

Một phần của tài liệu thực trạng và định hướng sử dụng lao động ở tỉnh bến tre (Trang 40 - 41)

Hợp tác quốc tế (trao đổi chuyên gia, xuất khẩu lao động) là hình thức giao dịch lao động với thị trường nước ngoài. Mở rộng và nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động là một trong những cách tốt nhất để sử dụng hợp lí và có hiệu quả nguồn lao động.

Đối với việc xuất khẩu lao động, người lao động bán sức lao động của mình cho các chủ sử dụng lao động ở nước ngoài thông qua các cơ quan hoặc tổ chức xuất khẩu lao động của Nhà nước hoặc tư nhân. Đây là hình thức giao dịch lao động hiện được Đảng và Nhà nước ta chú ý khuyến khích. Nếu như trước đây, việc xuất khẩu lao động chỉ do các cơ quan nhà nước đảm nhận, thì hiện nay, hình thức này đã được mở rộng cho các công ty tư nhân tham gia. Đối với việc nhập khẩu lao động, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội là cơ quan

chịu trách nhiệm về việc tuyển dụng lao động nước ngoài vào làm việc ở Việt Nam. Việt Nam có số lượng lao động dồi dào và trẻ, người lao động thông minh, cần cù, chịu khó là tiềm năng cho việc xuất khẩu lao động ra nước ngoài. Xuất khẩu lao động ra nước ngoài sẽ mở ra cơ hội sử dụng số lao động thất nghiệp vào việc sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ tại nước khác, mang lại thu nhập cho người lao động.

Khi là thành viên của WTO, Việt Nam phải mở cửa thị trường lao động, do đó, người lao động nước ngoài tự do vào Việt Nam làm việc. Người lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc vừa có tác động thúc đẩy phát triển, vừa có tác động tiêu cực. về mặt tích cực là cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao góp phần nâng cao năng suất lao động xã hội, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh, tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, tạo điều kiện cho lao động trong nước và lao động nước ngoài cạnh tranh trên thị trường góp phần nâng cao chất lượng lao động. Thông qua cạnh tranh, người lao động phải tự mình nâng cao trình độ, kĩ năng nghề nghiệp và ngoại ngữ. Kết quả là làm cho chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao. Về mặt tiêu cực là khi người lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc, họ mang theo văn hoá của dân tộc và đất nước họ. Cùng với những yếu tố văn minh, hiện đại; đồng thời họ cũng mang theo lối sống, văn hoá độc hại không phù hợp với thuần phong, mỹ tục và bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam, có thể ảnh hưởng đến phong cách sống của nguồn lao động Việt Nam khi tiếp xúc lâu dài với họ.

Một phần của tài liệu thực trạng và định hướng sử dụng lao động ở tỉnh bến tre (Trang 40 - 41)