Khái quát về tỉnh Bến Tre

Một phần của tài liệu thực trạng và định hướng sử dụng lao động ở tỉnh bến tre (Trang 46 - 47)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG Ở BẾN TRE

2.1. Khái quát về tỉnh Bến Tre

Bến Tre là vựa lúa lớn của Đồng bằng sông Cửu Long với nhiều sản vật và hoa quả: lúa, ngô, khoai, dứa, chôm chôm, mãng cầu, vú sữa, sầu riêng. Bến Tre giàu thủy sản với các loại: cá thiểu, cá mối, cá cơm. Cây công nghiệp có dừa, thuốc lá, mía, bông. Đặc biệt Bến Tre là xứ sở của dừa (gần 40.000 ha trồng dừa. Là tỉnh có nhiều sông, rạch, Bến Tre có điều kiện thuận tiện để phát triển du lịch xanh, bởi ở đó còn giữ được nét nguyên sơ của miệt vườn, giữ được môi trường sinh thái trong lành trong màu xanh của những vườn dừa và vườn cây ăn trái.

Về đặc sản Bến Tre ngoài kẹo dừa, Bến Tre có các sản phẩm nổi tiếng như bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc. Làng nghề Cái Mơn, huyện Chợ Lách, hàng năm cung ứng cho thị trường hàng triệu giống cây ăn quả và cây cảnh nổi tiếng khắp nơi. Nơi đây cũng có nghề rang trầu và làm "cau tầm vung" (cau để chín khô trên cây, không xắt ra) rất nổi tiếng trong nước.

Năm 2005, tốc độ tăng trưởng kinh tế là 10,51%, năm 2009 là 7,23%. Tốc độ tăng giá trị sản xuất năm 2005 đạt 10,38%, năm 2009 là 8,39% . Tăng thu nhập bình quân đầu người từ 4,5 triệu đồng (2001) lên 14,6 triệu đồng (2009). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch khá nhanh theo hướng tăng dần tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỉ trọng nông nghiệp. Kim ngạch xuất khẩu 5 năm (2005 – 2010) đạt 389 triệu USD. Tăng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 14.767 tỉ đồng, vượt 47,4% so mục tiêu.

Trên đà phát triển nhanh và những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua, Bến Tre đã chủ động hội nhập với các tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh thành của Việt Nam; tiếp tục có những chính sách kêu gọi đầu tư hấp dẫn về các lĩnh vực như: thủy sản, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, du lịch và đặc biệt là các dự án chế biến thủy sản, trái cây, các sản phẩm từ dừa, cầu đường, khu công nghiệp, du lịch …; đồng thời thu hút nhân tài, nhằm đưa kinh tế tỉnh nhà phát triển nhanh và bền vững hơn. Đây là cơ sở và tiền đề để Bến Tre tạo ra những bước phát triển vững chắc trong quá trình hội nhập nền kinh tế quốc tế trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu thực trạng và định hướng sử dụng lao động ở tỉnh bến tre (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)