Sử dụng lao động đã qua đào tạo còn bất hợp lí

Một phần của tài liệu thực trạng và định hướng sử dụng lao động ở tỉnh bến tre (Trang 44 - 46)

Việc nâng cao trình độ văn hoá và kĩ năng, tay nghề cho người lao động có ý nghĩa hết sức quan trọng. Thống kê cho thấy, cho đến nay, chúng ta đã chấm dứt được hiện tượng người lao động mù chữ, tỉ lệ công nhân đã tốt nghiệp tiểu học là 7,4%, tốt nghiệp THCS là 28,4% và tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên là 62,3%. Năm 2009 cả nước có khoảng 25% công nhân và 39% lao động phổ thông chưa qua đào tạo tay nghề, đặc biệt là lao động trong một số khu vực ngành nghề như cao su, thuỷ sản…

Theo số liệu Tổng điều tra dân số năm 2009, 70% dân số nước ta đang sống ở khu vực nông thôn, lao động nông thôn hiện chiếm 75% tổng lực lượng lao động cả nước và chủ yếu tập trung sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, năng suất lao động thấp, phương thức sản xuất lạc hậu, hiệu quả sản xuất không cao. Giai đoạn 2000-2007, tốc độ tăng trưởng lao động của cả nước đạt 2,79%, trong đó tốc độ tăng trưởng của lao động nông thôn là 2,18%. Năm 2007, lực lượng lao động nông thôn của cả nước là 34,8 triệu người, chiếm 74,5% tổng lực lượng lao động, trong đó số người nằm trong độ tuổi lao động là 32,73 triệu người. Lao động nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng chiếm 22,3%, vùng Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 21,5%, Tây Bắc chiếm 3,18% và Tây Nguyên chiếm 5,59%...

Tuy nhiên, nhìn chung, trình độ chuyên môn của lao động nông thôn chưa cao. Hiện lao động có việc làm và kĩ năng chuyên môn chỉ chiếm 16,8%, còn lại 83,2% là lao động chưa qua đào tạo, chưa có trình độ kĩ thuật chuyên môn. Thêm vào đó, hầu hết các thị trường lao động vẫn chỉ tập trung chủ yếu ở các tỉnh, thành phố có nhiều khu công nghiệp,

khu chế xuất và ở ba vùng kinh tế trọng điểm. Ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, thị trường lao động lại chưa phát triển nên dẫn đến thực trạng là nơi thừa, nơi thiếu lao động.

Tiểu kết chương 1

Nguồn lao động là nguồn lực quan trọng nhất trong các nguồn lực của sự phát triển. Vấn đề phát triển sức mạnh của nguồn lực này phụ thuộc rất nhiều yếu tố, đặc biệt là vào trình độ kĩ năng của người lao động. Nguồn lao động với qui mô lớn nếu không biết cách sử dụng sẽ có thể trở thành vật cản và ngược lại, với qui mô nhỏ song biết cách sử dụng lại có thể thúc đẩy sự phát triển một cách nhanh chóng.

Bến Tre là một tỉnh nghèo ở Đồng bằng sông Cửu Long, nguồn lao động có chất lượng chưa cao, sử dụng chưa hiệu quả, năng suất lao động thấp. Vì vậy việc nghiên cứu nguồn lao động và sử dụng nguồn lao động là vấn đề cấp thiết để tìm cách sử dụng có hiệu quả nguồn lao động, phù hợp với sự phát triển kinh tế chung của cả nước trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Một phần của tài liệu thực trạng và định hướng sử dụng lao động ở tỉnh bến tre (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)