Quan điểm chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh

Một phần của tài liệu thực trạng và định hướng sử dụng lao động ở tỉnh bến tre (Trang 90 - 92)

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, SỬ DỤNG HỢP LÍ LAO ĐỘNG Ở BẾN TRE

3.2.1. Quan điểm chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh

Việc xây dựng cơ chế chính sách thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội phải quán triệt đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng. Cơ chế, chính sách không chỉ phục vụ cho sự tăng trưởng về số lượng mà cả chất lượng nhằm đảm bảo tăng trưởng bền vững trên cơ sở duy trì ổn định xã hội. Phát huy tối đa tiềm năng vật chất và trí tuệ của tất cả mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội. Do đó, trong kế hoạch 5 năm tới, cần tập trung thực hiện một số nhóm giải pháp mang tính tổng hợp sau:

Đảm bảo sự ổn định môi trường kinh doanh ở mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong chính sách thuế, đất đai, qui hoạch. Hạn chế những thay đổi trong chính sách, đặc biệt là chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư. Bảo đảm lợi ích của nhà đầu tư không bị ảnh hưởng do thay đổi của chính sách.

Tăng cường công tác quản lí đầu tư, công tác thẩm định, giám sát, kiểm tra, đánh giá đầu tư... nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư. Rà soát lại quỹ nhà, quỹ đất công, thu hồi diện tích đất của các doanh nghiệp nhà nước, tổ chức nhà nước, tổ chức xã hội, lực lượng vũ trang sử dụng lãng phí, kém hiệu quả hoặc không đúng mục đích để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng theo phương án được duyệt. Tổ chức tốt công tác giải phóng mặt bằng, di dời tái định cư nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án đầu tư. Ban hành chính sách huy động sự đóng góp của những người được trực tiếp hưởng lợi từ các công trình mới xây dựng. Khẩn trương hoàn thành công tác qui hoạch xây dựng các khu dân cư nông thôn và các loại đô thị. Công khai quy hoạch sử dụng đất và qui hoạch xây dựng.

Thực hiện tốt hơn chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình nhằm đạt quy mô dân số và cấu trúc tuổi hợp lí. Nâng cao chất lượng nguồn lao động; đa dạng hoá các hình thức đào tạo, nhất là đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và xuất khẩu lao động; khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đào tạo nghề, hoạt động dịch vụ giới thiệu việc làm.

Vận dụng tốt các chính sách của nhà nước, tiếp tục điều chỉnh, bổ sung và ban hành đồng bộ các cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư, tạo sự hấp dẫn để thu hút các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh, ngoài nước đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, trên cơ sở đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp và của toàn xã hội. Cải cách thủ tục hành chính theo hướng nhanh, gọn, xóa bỏ những bất hợp lí, những rào cản vướng mắc về thủ tục hành chính giữa các ngành trong việc thẩm định dự án, cấp phép đầu tư, cấp phép đăng ký kinh doanh,… Nâng

cao hơn nữa trách nhiệm của công chức trong thực thi nhiệm vụ có liên quan đến công tác thẩm định dự án, cấp phép đầu tư, cấp phép đăng ký kinh doanh. Giải quyết công việc nhanh chóng với thái độ cởi mở, lịch thiệp, chân tình, tạo ấn tượng và tình cảm tốt cho các nhà đầu tư.

Thực hiện các giải pháp tạo chuyển biến mạnh trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, mở rộng các lĩnh vực và đa dạng hoá hình thức đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh kêu gọi đầu tư vào các lĩnh vực chế biến hàng nông, thủy sản của tỉnh. Tiếp tục bổ sung và hoàn chỉnh danh mục ưu tiên vận động, kêu gọi đầu tư nước ngoài (ODA, FDI) đến năm 2010. Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước, chú trọng thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp của tỉnh và các huyện thị. Tranh thủ nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế, của Chính phủ và các tổ chức phi Chính phủ, đẩy nhanh việc giải ngân và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn này.

Đổi mới cơ bản công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội có sự tham gia của cộng đồng và các tổ chức kinh tế - xã hội trên địa bàn. Nâng cao chất lượng quy hoạch, khắc phục tình trạng thiếu thống nhất giữa quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh và quy hoạch ngành và quy hoạch vùng. Công bố rộng rãi quy hoạch để các doanh nghiệp tự quyết định lựa chọn đầu tư, kinh doanh. Qui định rõ trách nhiệm thực hiện qui hoạch và kiểm tra, giám sát việc thực hiện qui hoạch. Trên cơ sở qui hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của tỉnh, có chính sách điều chỉnh mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư và cơ cấu lao động trong từng ngành, từng lĩnh vực theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá nhằm phát huy lợi thế so sánh, gắn với thị trường trong nước và thế giới.

Đẩy mạnh việc phân cấp quản lí để nâng cao tính chủ động, sáng tạo và tự chịu trách nhiệm của từng ngành, từng cấp. Đề cao trách nhiệm cá nhân, đặc biệt là người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước. Tiếp tục đổi mới công tác cán bộ; triển khai đồng bộ các mặt đánh giá, quy hoạch, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và sử dụng cán bộ.

Xây dựng cơ chế, chính sách và cơ sở kinh tế bảo đảm phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, động lực chủ yếu để phát triển đất nước trong tình hình mới. Đảm bảo những điều kiện cần thiết và thuận lợi để Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo luật định, đề cao vai trò giám sát của nhân dân.

Một phần của tài liệu thực trạng và định hướng sử dụng lao động ở tỉnh bến tre (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)