CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG Ở BẾN TRE
2.3.1. Qui mô nguồn lao động
Bến Tre là tỉnh có nguồn lao động dồi dào, đứng thứ 7 ở Đồng bằng sông Cửu Long và có sự gia tăng đáng kể. Năm 2000 số người trong độ tuổi lao động là 799.037 người (chiếm 61,6% dân số), năm 2009 tăng lên 804.436 người trong tuổi lao động (chiếm 64,05% dân số). Trong vòng 8 năm số người trong độ tuổi lao động tăng 5.399 người (tăng 1,01 lần). Trong giai đoạn từ 2000 đến 2005 số người trong độ tuổi lao động có xu hướng tăng từ 799.073 người lên 813.081 người (tăng 1,8%). Giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2009 số người trong độ tuổi lao động giảm 1,1%. Năm 2005 so với năm 2000 tốc độ tăng trưởng dân số trong tuổi lao động là 102% nhưng đến năm 2009 là 101%, do tỉ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnh có xu hướng giảm dần. Tuy nhiên số người trong độ tuổi lao động của tỉnh vẫn còn cao so với nhiều địa phương. Nguyên nhân chủ yếu là do tốc độ tăng dân số thấp nên di dân phần nào mới chỉ hạn chế được ở lứa tuổi lao động cao, còn lao động có tỉ lệ sinh lớn vẫn đang tiếp tục tăng. Năm 2009 số người từ 15 đến 34 tuổi có 495.746 người chiếm 61,6 % số người trong độ tuổi lao động.
Số người trong độ tuổi lao động trong giai đoạn 2005 đến 2009 có xu hướng giảm nhưng tỉ lệ dân số trong tuổi lao động so với dân số của tỉnh lại tăng từ 63,9% lên 64,1%. Điều này chứng tỏ Bến Tre có cơ cấu dân số trẻ.
Như vậy lực lượng lao động ở tỉnh Bến Tre rất dồi dào, đây là tiềm năng rất lớn để tỉnh phát triển kinh tế trong tương lai. Tuy nhiên lực lượng lao động tăng nhanh hơn nhu cầu
sử dụng lao động điều này tạo áp lực cho việc giải quyết việc làm, nhất là đối với lao động nông thôn chưa qua đào tạo của tỉnh.
Bảng 2.2: Qui mô dân số trong tuổi lao động tỉnh Bến Tre (2000-2009) Năm 2000 2005 2009
Dân số (người) 1.297.875 1.273.184 1.255.809
Dân số trong tuổi LĐ (người) 799.073 813.081 804.436
Tỉ lệ dân số trong tuổi LĐ (%) 61,6 63,9 64,1
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre qua các năm
Biểu đồ 2.4: Qui mô dân số trong tuổi lao động tỉnh Bến Tre (2000 - 2009)
Trong tương lai tỉnh cần phải nâng cao chất lượng nguồn lao động cả về trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kĩ thuật, kĩ năng tay nghề; thực hiện liên thông giữa các cấp trình độ; giáo dục - đào tạo theo định hướng gắn với cầu lao động, đồng thời nâng cao hiểu biết về pháp luật, ý thức kỉ luật, tác phong công nghiệp và nâng cao thể lực đảm bảo cung cấp đội ngũ lao động có chất lượng cả về thể lực và trí lực. Đây là một quá trình lâu dài với nhiều cơ chế, chính sách thích hợp, đòi hỏi có sự tham gia của tất cả các cấp, các ngành.
Bảng 2.3: Dân số trong độ tuổi lao động chia theo tình trạng hoạt động (2000 - 2009).
2000 2005 2007 2009
Người % Người % Người % Người % Tổng số 799.073 100,0 813.081 100,0 810.173 100,0 804.436 100,0
Nội trợ 30.547 3,8 28.642 3,5 20.541 2,5 17.963 2,2 Đang đi học 74.100 9,3 62.326 7.7 45.845 5,7 32. 358 4,0 Mất khả năng LĐ 18.639 2,3 18.646 2,3 10.534 1,3 7.444 0,9 Không làm việc 30.500 3,8 20.751 2.5 9.686 1,2 9.082 1,1
Nguồn: Ban chỉ đạo Điều tra Lao động - Việc làm tỉnh Bến Tre năm 2009
Quan sát bảng số liệu trên, có thể thấy tỉ lệ người đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân có xu hướng tăng. Năm 2000 là 80.8% đến năm 2005 là 84% và năm 2009 là 91,7%. Số người đang đi học có xu hướng giảm từ 9,3% năm 2000 xuống còn 4% năm 2009 do tỉ lệ tăng dân số tự nhiên giảm. Số người nội trợ cũng có xu hướng giảm từ 3,8% năm 2000 xuống còn 2,2% năm 2009. Đây là một thuận lợi cho sự phát triển kinh tế Bến Tre trong tương lai. Tuy nhiên số người mất khả năng lao động và số người chưa có việc làm còn nhiều sẽ gây khó khăn cho giải quyết việc làm và các chính sách xã hội dành cho người nghèo của tỉnh.
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động chia theo tình trạng hoạt
động (2000 – 2009)