Định hướng giải quyết vấn đề lao động việc làm tỉnh Bến Tre

Một phần của tài liệu thực trạng và định hướng sử dụng lao động ở tỉnh bến tre (Trang 98 - 101)

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, SỬ DỤNG HỢP LÍ LAO ĐỘNG Ở BẾN TRE

3.3.2. Định hướng giải quyết vấn đề lao động việc làm tỉnh Bến Tre

3.3.2.1. Giai đoạn 2010 – 2015

Xuất phát từ định hướng kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre có thể xác định định hướng giải quyết việc làm cho người lao động tỉnh Bến Tre giai đoạn 2010 - 2015 như sau:

Thứ nhất, tiếp tục giải quyết việc làm kết hợp với hạ thấp tỉ lệ tăng dân số tự nhiên, có kế hoạch điều tiết tỉ lệ tăng dân số cơ học một cách hợp lí, phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Phấn đấu mỗi năm giải quyết việc làm cho 30.000 lao động trong độ tuổi lao động, đưa 1.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Nâng tỉ lệ lao động qua đào tạo lên 40% vào năm 2011; hạ tỉ lệ thất nghiệp xuống còn khoảng 3 đến 4%. nâng tỉ lệ thời gian lao động ở nông thôn lên 85% vào năm 2015. Đào tạo lại nghề cho bình quân 20.000 lao động/ năm.

Thứ hai, tập trung ưu tiên giải quyết việc làm cho đối tượng thất nghiệp, thiếu việc làm hoặc việc làm không đầy đủ, không ổn định. Đặc biệt ưu tiên giải quyết việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn, lao động có việc làm nhưng thu nhập thấp, các gia đình thuộc diện chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Thứ ba, tiếp tục thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỉ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỉ trọng khu vực nông nghiệp, phát triển công nghiệp gắn với phát triển dịch vụ nhằm tạo thêm nhiều việc làm mới.Thứ tư, tập trung giải quyết việc làm theo hướng ưu tiên đầu tư xây dựng, phát triển các ngành nghề chế biến nông lâm thủy hải sản, thực phẩm chế biến nông sản xuất khẩu và các hoạt động dịch vụ cho những ngành nghề đó. Đây là những ngành có ưu thế của Bến Tre đồng thời là những ngành sử dụng nhiều lao động.

Thứ năm, giải quyết việc làm thông qua việc thu hút vốn đầu tư từ ngoài tỉnh, đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế trong tỉnh đầu tư vốn phát triển sản xuất ở những ngành sử dụng nhiều lao động và tuyển dụng lao động tại chỗ.

Thứ sáu, đẩy mạnh xuất khảu lao động phải được coi là một hướng giải quyết việc

làm tích cực và có hiệu quả. Tích cực tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu lao động mới. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động xuất khẩu lao động.

Thứ bảy, giải quyết việc làm cho người lao động cần tập trung vào hướng nâng cao

chất lượng lao động, đa dạng hóa trình độ đào tạo và ngành nghề đào tạo của người lao động. Theo đó, hoàn chỉnh hệ thống mạng lưới đào tạo chuyên nghiệp và dạy nghề từ sơ

cấp, trung cấp đến đại học với cơ cấu và tỉ trọng các ngành nghề phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Xây dựng hệ thống các trường cao đẳng, đại học đa ngành. Xác định trọng tâm đào tạo giáo dục là thực hiện phổ cập nghề nghiệp cho người lao động và tri thức hóa đội ngũ lao động, phấn đấu xây dựng một trường đại học tại Bến Tre. Chú trọng hình thành nhiều trung tâm dạy nghề, hướng nghiệp kết hợp với tư vấn việc làm tại các thị trấn, thị tứ; hình thành các trung tâm đào tạo lại và đào tại nâng cao tại các khu công nghiệp, khu đô thị.

Nâng cao chất lượng của hệ thống giáo dục và đào tạo nghề, tăng cường mối liên kết giữa giáo dục và đào tạo nghề với thị trường lao động, với hệ thống dịch vụ và xúc tiến việc làm. hoàn chỉnh hệ thống giáo dục đào tạo các cấp (giáo dục phổ thông, đào tạo hướng nghiệp, đào tạo nghề, trung học chuyên nghiệp - cao đẳng - đại học, đào tạo lại - đào tạo việc làm tại các doanh nghiệp và các khu công nghiệp…) với cơ cấu và bước đi phù hợp nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. hình thành và phát triển hệ thống đào tạo bồi dưỡng nhân lực cho xuất khẩu lao động để thu ngoại tệ và tạo việc làm.

Tập trung đào tạo nhân lực cho nông thôn nhằm trang bị cho nông dân các kiến thức cơ bản về những ngành nghề ở nông thôn thông qua các lớp khuyến nông, khuyến ngư, tạo điều kiện cho nông dân đa dạng hóa các hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết hợp chặc chẽ giữa đào tạo và tư vấn, xúc tiến việc làm, đặc biệt có chế độ chính sách ưu tiên cho tầng lớp dân nghèo nông thôn - đô thị và các lao động có trình độ cao.

Thứ tám, tranh thủ các nguồn tài trợ của tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ của nước ngoài để đầu tư các kết cấu hạ tầng ở nông thôn, các dự án phát triển xã hội ở các cộng đồng dân cư, các dự án tạo việc làm, các dự án tham gia xóa đói giảm nghèo, các dự án đầu tư phát triển công tác dạy nghề, các dự án hổ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

3.3.2.2. Giai đoạn 2015- 2020

Để đảm bảo thắng lợi mục tiêu Nghị quyết tỉnh Đảng bộ lần thứ VIII đề ra trong lĩnh vực lao động, việc làm và giải quyết việc làm giai đoạn 2010- 2020 phải đạt được những mục tiêu và nhiệm vụ sau:

- Trong 5 năm giải quyết việc làm cho khoảng 150.000 lao động, bình quân mỗi năm khoảng từ 25.000 đến 30.000 lao động. trong đó chương trình xuất khẩu lao động đạt 4000 đến 5000 lao động, bình quân mỗi năm khoảng 1000 lao động/ năm, giới thiệu việc làm từ

khoảng 3.500 đến 4.000 lao động trên một năm, đến năm 2020 đạt khoảng từ 18.000 đến 20.000 lao động.

- Nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề đến năm 2020 tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 50%, nâng tổng số lao động qua đào tạo khoảng trên 250.000 người, mở rộng quy mô đào tạo nghề thông qua các cơ sở dạy nghề thuộc tỉnh và các trung tâm dạy nghề các huyện, thị hoặc đào tạo qua các trung tâm khuyến nông, khuyến ngư, khuyến công, các làng nghề, các cơ sở kinh doanh,…Mở rộng ngành nghề đào tạo, đa dạng hóa ngành nghề trong đó gồm có các nghề như: nuôi trồng và chế biến thủy sản, chăn nuôi, thú y, trồng trọt, công nhân kĩ thuật điện, cơ khí, xây dựng… để có được đội ngũ công nhân lành nghề phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.

- Tiếp tục chuẩn hóa và nâng cao đội ngũ giáo viên thông qua việc tập huấn, cử đi dự học nâng cao trình độ trong và ngoài nước. Tiếp nhận và xây dựng chính sách ưu đãi cho đội ngũ giáo viên kế thừa.- Tập trung xây dựng và đầu tư trang thiết bị cho các trường dạy nghề trong thời gian sớm nhất để từng bước nâng trường nghề thành trường trung cấp nghề hoặc trường cao đẳng nghề theo luật giáo dục và đào tạo sửa đổi, bổ sung, đồng thời tiếp tục đầu tư trang thiết bị cho các trung tâm dạy nghề trọng điểm theo qui hoạch “ mạng lưới dạy nghề” đã được Ủy ban tỉnh phê duyệt.- Triển khai qui hoạch mạng lưới đào tạo nghề của tỉnh sao cho đến năm 2020 đảm bảo nguồn nhân lực cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong thời kì đổi mới và hội nhập.

- Thực hiện chủ trương của tỉnh về phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, qua đó tác động đến giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động. Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao (tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hằng năm là 13% năm). Tạo từ khoảng 12.000 đến 15.000 chỗ làm mới cho người lao động ở các ngành nghề, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tiếp tục ưu tiên đầu tư phát triển cở sở hạ tầng kinh tế- xã hội, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, để nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm.

- Thực hiện có hiệu quả các công trình phát triển kinh tế - xã hội, tạo nhiều việc làm, đặc biệt coi trọng việc khai thác tiềm năng phát triển hạ tầng các khu, cụm công nghiệp đã được tỉnh qui hoạch.

- Thực hiện chính sách di dân đi vùng kinh tế mới nhằm sắp xếp lại dân cư, lao động và đất đai theo qui hoạch, đi đôi với xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Thực hiện những biện pháp tích cực để nâng cao trình độ dân trí, nâng cao nguồn nhân lực, có chính sách thu hút lao động đã được qua đào tạo đến làm việc tại những vùng có điều kiện khó khăn.

- Xây dựng và hoàn thiện chính sách khuyến khích xuất khẩu lao động, mở rộng thị trường xuất khẩu lao động và thành lập quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao động trên cơ sở đóng góp của các doanh nghiệp, người lao động và nhà nước, nhằm mở rộng thị trường, giải quyết các trường hợp rủi ro bất khả kháng.

- Phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn, dịch vụ việc làm cho người lao động, cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh nắm bắt kịp thời, chính xác.

Một phần của tài liệu thực trạng và định hướng sử dụng lao động ở tỉnh bến tre (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)