Đặc điểm chung

Một phần của tài liệu thực trạng và định hướng sử dụng lao động ở tỉnh bến tre (Trang 71 - 79)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG Ở BẾN TRE

2.4.4.1.Đặc điểm chung

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua các năm ảnh hưởng tới sự chuyển dịch về lao động. Nhìn chung sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế có chiều hướng tiến bộ. Tuy nhiên lao động trong nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tỉ trọng rất cao, lao động trong công nghiệp và xây dựng có tỉ lệ rất nhỏ.

Năm 20004,17% 4,17% 0,03% 95,8% Năm 2009 94,9% 0,4% 4,5%

Bảng 2.11: Cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế (2000 - 2009)

2000 2005 2008 2009

Người % Người % Người % Người %

Khu vực I 529.263 82,02 536.368 78,56 495.457 68,30 454.917 61,7

Khu vực II 40.840 6,33 51.043 7,48 71.308 9,83 105.425 14,3

Khu vực III 75.148 11,65 95.305 13,96 158.648 21,87 177.247 24,0

Tổng số 645.251 100,0 682.716 100,0 725.413 100,0 737.589 100,0

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre qua các năm

78,56% 68,30% 61,70% 82,02% 14,30% 9,83% 7,48% 6,33% 24,00% 13,96% 11,65% 21,87% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Năm

Khu vực I Khu vực II Khu vực III

2000 2005 2008 2009

Biểu đồ 2.10: Cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế (2000 – 2009)

Lao động trong khu vực I (nông – lâm – thủy sản) có xu hướng giảm dần từ 82,02% năm 2000 xuống còn 61,7% năm 2009. Trung bình mỗi năm giảm 2,3%. Lao động trong khu vực II (công nghiệp – xây dựng) có xu hướng tăng dần từ 6,33% năm 2000 tăng lên 14,3% năm 2009, trung bình mỗi năm tăng 0,8%. Lao động trong khu vực III (dịch vụ) tăng khá nhanh từ năm 2000 đến năm 2009 trung bình mỗi năm tăng 1,4%. Tỉnh cần phải đầu tư

nhiều hơn nữa cho công nghiệp và xây dựng nhằm thu hút lao động vào khu vực này và góp phần làm tăng thu nhập cho người dân.

Bảng 2.12. Tốc độ tăng trưởng lao động Bến Tre theo khu vực kinh tế giai đoạn

2000 – 2009 Đơn vị: % Đơn vị: % Năm Khu vực kinh tế 2000 2005 2008 2009 Khu vực I 100 101 93 86 Khu vực II 100 124 174 258 Khu vực III 100 126 211 235 Tổng 100 105 112 114

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre qua các năm

Tốc độ tăng trưởng lao động theo khu vực kinh tế giai đoạn 2000 – 2009, trong 3 khu vực thì khu vực I có xu hướng giảm dần chỉ bằng 86% (năm 2009), khu vực II và khu vực III có xu hướng tăng lên. Khu vực II tăng 258% (2,5 lần). Khu vực III tăng 235% (2,3 lần). Nguyên nhân là trong những năm gần đây giao thông Bến Tre được thuận lợi hơn. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, tỉnh có những chính sách thu hút đầu tư nước ngoài và xây dựng các khu công nghiệp nên lao động ở khu vực II và khu vực III tăng dần. Đây cũng là xu hướng phù hợp với sự phát triển kinh tế đất nước, hội nhập với kinh tế quốc tế.

2.4.4.2.Sử dụng lao động trong từng khu vực kinh tế

* Sử dụng lao động trong nông - lâm - ngư nghiệp

Bến Tre có tỉ lệ lao động nông nghiệp khá lớn. Tuy nhiên giai đoạn 2000-2009 lao động trong ngành nông - lâm - ngư nghiệp có xu hướng giảm dần. Trong đó giảm mạnh nhất là lao động trong ngành lâm nghiệp. Ở Bến Tre chủ yếu là trồng và chăm sóc rừng phòng hộ ven biển, trong những năm gần đây do lợi ích kinh tế của việc nuôi tôm nước lợ, tình trạng đào đắp lấn rừng trái phép để nuôi tôm ở các khu vực ven biển đã gây ảnh hưởng đến việc quản lí, bảo vệ và duy trì diện tích rừng của tỉnh.

Bảng 2.13: Lao động trong nông nghiệp giai đoạn 2000 – 2009

Đơn vị: người

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bến Tre qua các năm

Biểu đồ 2.11: Cơ cấu lao động trong nông nghiệp giai đoạn 2000 – 2009

Giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp năm 2000 là 3.739.600 triệu đồng đến năm 2009 là 10.892.577 triệu đồng. Trong vòng 9 năm giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 2,9 lần.

Cơ cấu sản xuất nông nghiệp tiếp tục chuyển theo hướng giảm dần diện tích lúa, mía, vườn tạp sang trồng cây ăn trái và nuôi thủy sản; từng bước bố trí lại cơ cấu sản xuất cơ cấu mùa vụ, áp dụng tiến bộ khoa học về kỹ thuật canh tác và giống chất lượng cao kết hợp với trồng xen, nuôi xen theo hướng thâm canh.

Bảng 2.14: Tốc độ tăng trưởng của lao động trong nông nghiệp giai đoạn 2000 -

2009 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đơn vị %

2000 2005 2008 2009

Tổng 100 101 93 86

LĐ nông nghiệp 100 96 85 80

Người % Người % Người % Người % Tổng 529.263 100,0 536.368 100,0 495.457 100,0 454.917 100,0 LĐ nông nghiệp 512.146 96,8 491.338 91,6 435.480 87,8 409.186 89,9 LĐ lâm nghiệp 1.723 0,3 1.460 0,3 763 0,2 487 0,1 LĐ thủy sản 15.394 2,9 43.570 8,1 59.214 12 45.244 10 Năm 2000 96,8% 2,9% 0,3%

LĐ trong nông nghiệp LĐ trong lâm nghiệp LĐ trong thủy sản

Năm 2009

10%0,1% 0,1%

LĐ lâm nghiệp 100 85 44 28

LĐ thủy sản 100 283 384 293

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre qua các năm

Tốc độ tăng trưởng lao động trong khu vực I từ năm 2000 đến năm 2009 có xu hướng giảm (năm 2009 là 86%). Tuy nhiên trong nội bộ của ngành thì có sự khác biệt, lao động nông nghiệp và lâm nghiệp giảm, trong đó lao động lâm nghiệp giảm nhanh chỉ bằng 28% vào năm 2009, lao động nông nghiệp giảm chậm hơn với số liệu tương ứng 80%. Ngược lại lao động ngành thủy sản tăng mạnh nhất, gấp 3 lần so với năm 2000.

Số lao động trong ngành nông - lâm - ngư - nghiệp có xu hướng giảm dần là do trong những năm gần đây kinh tế của tỉnh phát triển, tỉnh đã thu hút được vốn đầu tư của các tỉnh lân cận và nước ngoài đầu tư trong ngành công nghiệp và dịch vụ. Nguyên nhân tiếp theo là do đất nông nghiệp có xu hướng giảm dần do việc xây dựng các cơ sở hạ tầng trong tỉnh nhằm phục vụ quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa.

Lao động trong ngành thủy sản tăng là do những năm gần đây tỉnh chú trọng đầu tư vào lĩnh vực nuôi trồng thủy hải sản đặc biệt là nuôi tôm và cá da trơn xuất khẩu. Những ngành này cần nhiều lao động cả lao động phổ thông lẫn lao động có kinh nghiệm trong sản xuất. Tuy nhiên năm 2009 do thị trường xuất khẩu cá da trơn có nhiều biến động nên lao động trong ngành thủy sản có xu hướng giảm so với năm 2008. Hiện nay ngành thủy sản tỉnh Bến Tre vẫn đang được chú trọng đầu tư và mở rộng thị trường xuất khẩu. Ngành nuôi trồng thủy sản tiếp tục phát triển theo qui mô công nghiệp và phát triển cả 3 vùng nước mặn, nước ngọt và nước lợ nên trong những năm tới ngành này vẫn thu hút được số lượng lao động khá lớn.

Trong 5 năm từ 2005 đến 2010 lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp đã tạo thêm việc làm mới 97.885 người, năm 2009 đã giải quyết cho 10.567 người có việc làm trong ngành nông – lâm – ngư nghiệp.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh còn 62% lao động làm việc trong ngành nông nghiệp. Điều này cho thấy kinh tế Bến Tre còn kém phát triển và tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn còn trầm trọng.

Trong tương lai tỉnh chú trọng đầu tư áp dụng khoa học công nghệ vào trong nông nghiệp, để đảm bảo trong tương lai số lượng lao động trong nông nghiệp giảm nhưng năng suất và sản lượng nông nghiệp vẫn tăng nhằm nâng cao mức sống cho lao động nông nghiệp.

*Sử dụng lao động trong công nghiệp - xây dựng

Trong các năm qua, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Bến Tre không ngừng phát triển, đã góp phần quan trọng đưa nền kinh tế của tỉnh phát triển, tạo nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu, góp phần giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo tăng thu nhập cho người lao động.

Bảng 2.15: Lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng

Đơn vị: người 2000 2005 2008 2009 Tổng 40.840 51.043 71.308 105.425 Ngành khai thác, chế biến 34.038 36.589 53.927 66.216 Ngành xây dựng 6.324 13.507 16.324 37.547 Ngành SX điện nước 478 947 1.057 1.662

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre qua các năm

Biểu đồ 2.12: Cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng Bến Tre giai đoạn 2000 – 2009

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2001 - 2005 đạt 16,41% năm. Kim ngạch xuất khẩu của ngành công nghiệp giai đoạn 2001- 2005 tăng trưởng 27,14% năm, chiếm tỉ trọng trên 85% so với kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, trong đó chủ yếu là sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến dừa tăng 11,59%, công nghiệp chế biến thủy sản tăng 41,15% năm.

Năm 2000

83,3%1,2% 1,2%

15,4%

Ngành khai thác, chế biến Ngành xây dựng Ngành sản xuất phân phối điện nước

Năm 2009

62,8%35,6% 35,6% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.16: Tốc độ tăng trưởng của lao động trong ngành công nghiêp – xây dựng giai đoạn 2000 – 2009 Đơn vị: % 2000 2005 2008 2009 Tổng 100 125 174 258 Ngành khai thác, chế biến 100 107 147 194 Ngành xây dựng 100 213 258 593

Ngành sản xuất phân phối điện, nước 100 198 221 347

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre qua các năm

Tốc độ tăng trưởng của lao động trong công nghiệp và xây dựng Bến Tre từ năm 2000 đến năm 2009 tăng lên nhanh chóng. Năm 2005 chiếm 125 % đến năm 2009 là 258%. trong vòng 4 năm tăng lên 2.1 lần. Từ năm 2005 đến năm 2009 ngành xây dựng tăng nhanh nhất trong vòng 4 năm tăng 2,8 lần, ngành sản xuất và phân phối điện nước tăng 1,8 lần, ngành khai thác và chế biến tăng 1,8 lần. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do trong những năm gần đây tỉnh đã chú trọng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho công nghiệp và có những chính sách thích hợp để thu hút sự đầu tư trong nước và nước ngoài.

Lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng ở Bến Tre chủ yếu tập trung trong các cơ sở công nghiệp chế biến với qui mô vừa và nhỏ như chế biến các sản phẩm từ dừa, chế biến thủy hải sản. Hiện nay tỉnh đang chú trọng đầu tư vào ngành công nghiệp với qui mô lớn hơn. Sắp tới khu công nghiệp Giao Long bắt đầu được đưa vào sản xuất và các cụm công nghiệp ở các huyện được đưa vào sử dụng sẽ thu hút được một lực lượng lớn lao động vào làm việc. Trong 5 năm từ 2005 đến 2009 ngành đã tạo thêm việc làm mới cho 54.022 người.

*Lao động trong ngành dịch vụ

Các ngành dịch vụ trong tỉnh ngày càng mở rộng mạng lưới kinh doanh, đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu phục vụ dân cư, góp phần giải quyết nhu cầu mua sắm của xã hội. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2009 là 12.523 tỉ đồng, tăng 7.065 tỉ đồng so với năm 2005. Lĩnh vực xuất nhập khẩu, kim ngạch xuất khẩu năm 2009 đạt 188 triệu USD tăng gấp 2 lần so với năm 2005.

Bảng 2.17. Lao động trong ngành dịch vụ giai đoạn 2000 – 2009

Người % Người % Người % Người % Tổng 75.148 100,0 95.305 100,0 158.648 100,0 177.247 100,0

Thương nghiệp 29.378 39 44.685 46,9 77.727 49 87.710 49,5

KS, nhà hàng 5.041 6,7 11.501 12,1 20.241 12,8 27.904 15,7 Vận tải, kho bãi

TTLL 11.012 14,7 13.615 14,3 13.159 8,3 16.798 9,5 Giáo dục và đào tạo 13.519 18 15.047 15,8 16.299 10,2 17.159 9,7 Hoạt động khác 16.198 21,6 10.457 10,9 31.222 19,7 27.676 15,6

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre qua các năm

Lao động trong ngành dịch vụ của tỉnh tập trung đông nhất trong lĩnh vực khách sạn nhà hàng có 27.904 người, ngành giáo dục đào tạo có 17.159 người năm 2009, kế đến là ngành vận tải kho bãi thông tin liên lạc có 16.978 người năm 2009.

Trong tương lai tỉnh cần phải chú trọng phát triển ngành dịch vụ nhằm tạo thêm việc làm nâng cao thu nhập cho người lao động. Trong 5 năm từ 2005 đến 2010 ngành đã tạo thêm việc làm mới cho 35.817 người.

Biểu đồ 2.13: Cơ cấu lao động trong ngành dịch vụ (2000 – 2009)

Năm 2000 39% 18% 14,7% 6,7% 21,6% Năm 2009 9,5% 15,5% 9,7% 15,6% 49,5%

Bảng 2.18: Tốc độ tăng trưởng của lao động trong ngành dịch vụ giai đoạn 2000 – 2009 Đơn vị:% 2000 2005 2008 2009 Tổng 100 126 211 235 LĐ thương nghiệp 100 152 264 298 LĐ khách sạn, nhà hàng 100 228 404 553

LĐ vận tải, kho bãi, TTLL 100 123 119 152

LĐ giáo dục và đào tạo 100 111 120 126

LĐ trong hoạt động khác 100 64 192 170

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre qua các năm

Tốc độ tăng trưởng của lao động trong ngành dịch vụ từ năm 2000 đến năm 2009 tăng thêm 135% (2,35 lần). Trong vòng 9 năm từ năm 2000 đến năm 2009 lao động trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng có tốc độ tăng trưởng cao nhất. Năm 2009 là 553% ( tăng hơn 5,5 lần so với năm 2000) lĩnh vực thương nghiệp tăng hơn 2,9 lần, lao động trong lĩnh vực vận tải kho bãi thông tin liên lạc tăng 1,5 lần và lao động trong giáo dục đào tạo tăng 1,2 lần. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do những năm gần đây Bến Tre đầu tư xây dựng các chợ, các trung tâm thương mại và siêu thị Bến Tre được hình thành. Điều này đã thu hút một lượng lớn lao động phục vụ trong ngành thương nghiệp. Tỉnh cũng chú trọng phát triển du lịch sinh thái vườn để thu hút khách du lịch, đồng thời phát triển cùng với các điểm du lịch là các khách sạn và nhà hàng đã tạo sức hút lao động từ nông nghiệp sang phục vụ trong ngành dịch vụ.

Một phần của tài liệu thực trạng và định hướng sử dụng lao động ở tỉnh bến tre (Trang 71 - 79)