CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, SỬ DỤNG HỢP LÍ LAO ĐỘNG Ở BẾN TRE
3.4.1.1. Xã hội hóa công tác dạy nghề nhằm giải quyết việc làm cho người lao động.
Xã hội hóa dạy nghề là một chủ trương lớn của nhà nước, nhằm giải quyết việc làm cho người lao động. Để thực hiện xã hội hóa về dạy nghề, cần thực hiện các giải pháp sau.
Tỉnh cần tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh hệ thống cơ sở dạy nghề công lập để làm nồng cốt cho đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và giải quyết việc làm cho nhân dân. Ưu tiên vào những ngành nghề đào tạo khó huy động nguồn lực từ xã hội. Có chính sách khuyến khích hoạt động dạy nghề. Thực hiện tốt công tác quản lí nhà nước về dạy nghề cải tiến thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho mọi người dân tham gia dạy nghề.
Tỉnh cần xây dựng và thực hiện một số chương trình trọng điểm của tỉnh về đào tạo lao động kỹ thuật, đào tạo giáo viên dạy nghề, xây dựng các trường, trung tâm dạy nghề
trọng điểm. Đẩy mạnh xã hội hóa trong đào tạo đào tạo lao động kỹ thuật. Đây là một trong những giải pháp then chốt nhằm khai thác các nguồn lực của các doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước, các thành phần kinh tế …để cùng với tỉnh đào tạo lao động kĩ thuật. Trong điều kiện ngân sách, cơ sở của tỉnh còn hạn hẹp thì mở rộng xã hội hóa trong đào tạo lao động kỹ thuật càng quan trọng. Hiện nay, đào tạo lao động kĩ thuật do các trường, cơ sở dạy nghề công lập thực hiện đã được chú trọng và có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên nếu chỉ tập trung vào hướng này kết quả sẽ rất hạn chế. Tỉnh cần tập trung vào phát triển các cơ sở lao động đào tạo lao động kỹ thuật trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; thực hiện liên doanh, liên kết với nước ngoài trong đào tạo lao động kĩ thuật nhất là nhân viên kĩ thuật, nhân viên nghiệp vụ, kĩ thuật tin học, vận hành máy móc thiết bị tự động, sửa chữa lắp đặt các thiết bị hiện đại; công nghệ cao; cần đưa thêm thanh niên đi đào tạo kĩ thuật ở nước ngoài.
Các cơ sở dạy nghề công lập dựa trên cơ sở nhu cầu đào tạo nghề để phục vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và nhu cầu của nhân dân. Xây dựng và thực hiện chỉ tiêu kế hoạch của nhà nước đồng thời tiếp cận thị trường lao động, mở rộng quy mô đào tạo, thu hút người lao động học nghề kết hợp với giải quyết việc làm. Đối với cơ sở dạy nghề ngoài công lập, tỉnh cần đầu tư nguồn kinh phí và nguồn nhân lực để mang lại hiệu quả kinh tế cao, do đó, đối với các dự án đầu tư trên lĩnh vực dạy nghề được hưởng chính sách ưu đãi khuyến khích của tỉnh.Những doanh nghiệp đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp cần được hỗ trợ chi phí đào tạo lao động. Tỉnh cần có chính sách hỗ trợ chi phí cho người học nghề ở các làng nghề, hộ sản xuất kinh doanh có đủ điều kiện tham gia dạy nghề, truyền nghề. Xây dựng và ban hành các chính sách khuyến khích học nghề cho các đối tượng thuộc hộ nghèo, đối tượng chính sách người có công, người tàn tật, nông dân, tạo cơ hội cho những đối tượng này được học nghề và tìm được việc làm phù hợp với mình.
Tỉnh cần tạo mọi điều kiện để dạy nghề tư thục phát triển. Các cơ sở dạy nghề tư thục có đủ điều kiện tham gia thực hiện chỉ tiêu đào tạo của nhà nước. Các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề: khuyến khích các doanh nghiệp tham gia để phục vụ sản xuất kinh doanh cho đơn vị mình nhất là cho các đơn vị có đủ điều kiện, các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động và đào tạo nghề đáp ứng ngu cầu của xã hội. đối với các làng nghề, khuyến khích các làng nghề tham gia đào tạo nghề, truyền nghề theo năng lực, hỗ trợ cho những làng nghề mà thị trường lao động cho nhu cầu sử dụng để duy trì những làng nghề truyền thống của địa phương.
Tỉnh cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế tham gia dạy nghề, thực hiện vai trò quản lí theo pháp luật và thúc đẩy công tác xã hội hóa dạy nghề phát triển.
3.4.1.2. Đổi mới tổ chức, hoạt động của các cơ sở dạy nghề và các trung tâm giới thiệu việc làm ở tỉnh Bến Tre, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo