Mối quan hệ giữa lao động và phát triển kinh tế xã hội Bến Tre

Một phần của tài liệu thực trạng và định hướng sử dụng lao động ở tỉnh bến tre (Trang 84 - 86)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG Ở BẾN TRE

2.5.4. Mối quan hệ giữa lao động và phát triển kinh tế xã hội Bến Tre

Bến Tre là tỉnh có nguồn lao động dồi dào, lực lượng lao động trẻ sẽ góp phần phát triển kinh tế Bến Tre trong tương lai, tỉ lệ dân số phụ thuộc thấp sẽ góp phần nâng cao mức sống của người dân. Tuy nhiên lao động tăng nhanh sẽ gây ra tình trạng thiếu việc làm. Lao động nông thôn chiếm tỉ lệ cao nhưng chưa qua đào tạo sẽ rất khó khăn thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Hoạt động xuất khẩu lao động trong tỉnh bước đầu có chuyển biến tích cực, lực lượng đi làm việc ở nước ngoài hằng năm có tăng nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, hầu hết là lao động phổ thông, chưa có nghề . Tình hình phát triển kinh tế trong thời gian qua có chuyển biến rõ rệt, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu việc làm của xã hội, nhất là đối với lao động nghèo. Sản xuất nông nghiệp có hiệu quả cao hơn trước đây nhưng còn một bộ phận nông dân thiếu đất canh tác, hoăc không có đất phải đi làm thuê với thu nhập rất thấp. Điều này nếu không được tỉnh chú trọng và đề ra các chính sách xã hội thích hợp có thể dẫn tới tệ nạn xã hội, nhất là đối với lực lượng lao động trẻ.

Tiểu kết chương 2

Qua thực trạng nguồn lao động và sử dụng nguồn lao động ở Bến Tre có thể thấy Bến Tre là tỉnh có nguồn lao động dồi dào, đứng thứ 7 ở Đồng bằng sông Cửu Long. Năm 2000 số người trong tuổi lao động là 799.037 người (chiếm 61,6% dân số). Năm 2009 tăng lên 804.436 người (chiếm 64,05% dân số).

Lao động đang làm việc ở Bến Tre phân bố khá đồng đều ở các huyện do lao động nông nghiệp còn chiếm tỉ lệ lớn. Năm 2009 lao động nông nghiệp chiếm 61,7% trong cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế. Tỉ lệ lao động thiếu việc làm khá cao (5,8% năm 2009). Ở khu vực thành thị vẫn chưa thu hút được nhiều lao động. Năm 2009 chỉ có 10% dân số trong độ tuổi lao động sống ở thành thị.

Mặc dù sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế có chiều hướng tích cực nhưng chưa theo kịp với tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chính vì vậy sử dụng lao động trong các thành phần kinh tế mất cân đối, thành phần kinh tế ngoài nhà nước sử dụng khoảng 95% lao động đang làm việc (năm 2009) nhưng đại bộ phận tập trung ở hộ cá thể, qui mô sản xuất nhỏ, kém trình độ công nghệ, phương thức sản xuất lạc hậu, năng suất lao động thấp.

Chất lượng nguồn lao động của tỉnh khá thấp. năm 2000 có 67% số người trong độ tuổi lao động chưa qua đào tạo, năm 2009 giảm xuống còn 56,9%. Trình độ học vấn có tỉ lệ rất thấp so với cả nước. Năm 2009 số người trong độ tuổi lao động chưa tốt nghiệp tiểu học là 23,4% trong khi cả nước là 6%. Số người trong độ tuổi lao động tốt nghiệp PTTH chỉ có 13,13% trong khi đó cả nước là 25,7%. Như vậy về việc nâng cao chất lượng nguồn lao động, đào tạo công nhân có kĩ thuật cao đối với Bến Tre sẽ gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu thực trạng và định hướng sử dụng lao động ở tỉnh bến tre (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)