II- ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU CÀPHÊ CỦA VIỆT NAM THỜI KỲ ĐẾN 2010.
2. Hạ thấp giá thành sản xuất với việc áp dụng kỹ thuật tiến bộ để có năng
suất cao với mức đầu tư đúng mức. Đặc biệt là giảm lượng sử dụng phân hoá
học, thuốc trừ sâu, tận dụng các nguồn phân hữu cơ và các biện pháp phòng trừ
dịch hại tổng hợp (IPM).
Mặc dù chi phí cho ngày công lao động của ngành cà phê Việt Nam tương đối thấp so với nhiều nơi khác vì GDP bình quân trên đầu người cũng
thấp, và năng suất cà phê Việt Nam cũng vào loại cao trên thế giới nhưng giá thành cà phê Việt Nam vẫn còn ở mức cao, chưa có lợi thế cạnh tranh về giá
cả. Nguyên nhân chủ yếu là do nông dân Việt Nam với mong muốn đạt năng
suất cao nhất đã tăng đầu tư phân bón, nước tưới quá cao, làm giảm hiệu quả đầu tư và nâng cao giá thành sản xuất.
Việc cần phải làm là nghiên cứu, xác định công thức đầu tư đạt hiệu quả
kinh tế cao nhất trong đó giảm thiểu đầu tư vào phân hoá học, thuốc trừ sâu, lượng nước tưới để đạt một năng suất không phải là cao nhất nhưng có mức lợi
nhuận tốt nhất. Ngành cà phê Việt Nam cũng quan tâm khuyến cáo các nhà sản
xuất sử dụng nhiều phân hữu cơ thay cho việc dùng nhiều phân hoá học lâu nay coi đó là một phương hướng tiến bộ trong kỹ thuật.
3. Đổi mới công nghệ, thiết bị chế biến cà phê, nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với đòi hỏi của thị trường. Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn
Việt Nam về yêu cầu kỹ thuật đối với cà phê nhân xuất khẩu mà nội dung là áp dụng bảng tính lỗi để phân loại cà phê xuất khẩu.
Tháng 7-2001 Tổ chức cà phê Quốc tế cùng với Hiệp hội các nước sản xuất cà phê đã soạn thảo một bản báo cáo đề nghị một chương trình hành động trong
hệ thống toàn cầu nhằm nâng cao chất lượng cà phê. Bản báo cáo này được công
bố vào 18/7/2001. Tiếp đó ngày 7/9/2001 ICO lại đưa ra một văn bản về chương
trình cải tiến chất lượng cà phê (Coffee Quality - Improvement Programme -
CQP). Chương trình này đề cập đến một số nội dung sau: Giá cà phê xuống thấp,
thu nhập của những người sản xuất cà phê giảm từ 13 tỷ USD năm 1997 xuống
còn 8 tỷ USD năm 2000 và năm 2001 này còn thấp hơn trong khi ở các nước tiêu thụ thu nhập đã quá 55 tỷ USD. Giá uống một tách cà phê cao hơn giá trị thu
nhập một ngày công lao động của nhiều nông dân. Trong tương lai gần khó có
biện pháp nào làm cho giá cà phê tăng lên cao trở lại. Chương trình cải tiến chất lượng cà phê đề nghị loại bỏ cà phê chất lượng xấu không xuất khẩu. Người tiêu dùng sẽ nhận được cà phê chất lượng cao hơn và người sản xuất sẽ nhận được lợi
nhuận cao hơn từ một thị trường lành mạnh hơn, giảm được lượng cung cấp dư
thừa.
Chương trình này đưa ra các tiêu chuẩn kỹ thuật cho cà phê, bảng tính lỗi, hàm lượng ẩm trong cà phê.... Và người ta đề xuất việc sử dụng chứng chỉ xuất
xứ C/O như là một công cụ kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Trong những năm gần đây, công nghiệp sơ chế cà phê ở Việt Nam đã có nhiều tiến bộ, đã trang bị thêm nhiều thiết bị mới chất lượng tốt trong chế biến.
Tuy nhiên với cà phê Arabica thì chế biến ướt vẫn còn là một việc làm có nhiều khó khăn, đặc biệt là ở khâu đầu tiên lột vỏ quả, làm sạch nhớt. Nhiều nơi có khó khăn vì lượng nước sạch dùng cho chế biến quá lớn và nó cũng dẫn đến khó khăn
về xử lý nước thải không gây ô nhiễm môi trường. Các chuyên gia nước ngoài
thực hiện ở Công ty hồ tiêu Tân Lâm - Quảng Trị đã đạt kết quả tốt trong
khâu xử lý nước thải. Viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp
EakMat ở ĐăcLăk đang nghiên cứu sử dụng máy làm sạch nhớt kiểu Pedagos rất
tiết kiệm nước của Colombia cũng hứa hẹn nhiều triển vọng.
Việc chuẩn bị thực hiện dự án nâng cao chất lượng cà phê thông qua việc ngăn
ngừa sự hình thành nấm mốc cũng có một vị trí quan trọng trong việc cải tiến
chất lượng cà phê Việt Nam.
Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn chất lượng cấp Nhà nước về cà phê là một vấn đề được nhiều người quan tâm, nó là một cơ sở đảm bảo cho việc nâng
cao chất lượng cà phê Việt Nam.
Trước đây cà phê Việt Nam được bán dựa trên 3 chỉ tiêu chất lượng đơn
giản: thuỷ phần %, hạt đen vỡ % và tạp chất %. Mặc dù trước kia Việt Nam đã có tiêu chuẩn nhà nước về yêu cầu kỹ thuật đối với cà phê nhân đó là TCVN
4193-86. Tuy nhiên vào thời kỳ mở cửa, ngành cà phê tiếp xúc trực tiếp với thị trường thế giới trong buổi ban đầu cần có một hệ thống tiêu chuẩn đơn giản,
dễ thực hiện hơn nên đã ra đời TCVN 4193-93 với 3 chỉ tiêu như đã nêu ở
trên. Và nay ngành cà phê Việt Nam đã trưởng thành một bước và thị trường đòi hỏi chất lượng cao hơn cần có tiêu chuẩn cấp nhà nước phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, do đó ngành cà phê đã xây dựng TCVN 4193-2001 và đã được nhà nước ban hành. Có thể coi đây là một tiến bộ của ngành cà phê Việt Nam.
Hiệp Hội Cà phê - Ca cao Việt Nam cũng cần tích cực chuẩn bị cho việc áp
dụng tiêu chuẩn chất lượng tối thiểu đối với cà phê xuất khẩu theo Quyết định của
Uỷ ban chất lượng cà phê của ICO càng sớm càng tốt. Những tiêu chuẩn tối thiểu
là:
(1) Thuỷ phần tối đa không quá 12,5% với phương pháp đo theo ISO6673.
(2) Số lỗi trong 1 mẫu 300g với cà phê Arabica không quá 86 lỗi theo tiêu chuẩn phân loại cà phê nhân New York, phương pháp xác định của Braxin hoặc
tương đương và cà phê Robusta có không quá 150 lỗi trong 300g mẫu theo phương pháp của Việt Nam, Indonesia hoặc tương đương.
Công nghiệp chế biến cà phê từ nay đến 2010 tập trung vào việc nhập và nghiên cứu chế tạo các thiết bị như: máy xát tươI có công suất trên 300kg/h cho các hộ gia đình và dây chuyền chế biến đồng bôk hiện đạI có công suất 500-2000
kg/h để trang bị cho các khu vực sản xuất. Đồn thời xây dựng thêm hệ thống sân phơI và kho chứa sản phẩm đúng quy cách.