V- KINH NGHIỆM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CỦA MỘT SỐ NƯỚC XUẤT KHẨU:
3. Các giải pháp của doanh nghiệp Braxin để đẩy mạnh xuất khẩu càphê ra thị trường thế giới.
thị trường thế giới.
Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Braxin thống nhất thực hiện các
giải pháp chung như sau:
- Thực hiện chương trình tạm trữ 20% khối lượng cà phê xuất khẩu, giảm
mức xuất khẩu cả nước từ 1,58 triệu bao/tháng của năm 2001 xuống mức 1,2-1,3 triệu bao/tháng trong năm 2002 và sau đó giảm xuống mức 1,0-1,1 triệu bao/tháng vào các năm tiếp theo.
- Thực hiện chiến lược chế biến sâu cà phê để xuất khẩu cụ thể là tăng
nhanh sản lượng cà phê hoà tan để xuất khẩu.
- Thực hiện đa dạng hoá sản phẩm cà phê xuất khẩu với nhãn mác, thương
hiệu theo từng vùng đặc sản, theo hương vị đặc trưng riêng.
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế và kêu gọi đầu tư nước ngoài để hiện đại hoá
công nghệ sản xuất, chế biến, áp dụng thương mại điện tử qua mạng Internet
- Mở rộng các chiến dịch giới thiệu sản phẩm cà phê có hương vị đặc
biệt, "cà phê sành điệu"... cả trong và ngoài nước, đặc biệt chú trọng tới những thị trường tiềm năng tiêu thụ lớn như Nga, Trung Quốc, Mỹ, Nhật.
- Tập trung các nỗ lực thực hiện chương trình xúc tiến tiêu thụ cà phê đặc
biệt do ICO khởi xướng như phát triển sản phẩm cà phê đóng hộp ở Nhật Bản;
tạo dựng văn hoá cà phê mới, cà phê đặc biệt trong giới trẻ.
- Liên doanh hợp tác giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước để mở các
cửa hàng cà phê đặc biệt trên thị trường thế giới.
- Chú trọng tới chất lượng cà phê và chủng loại đặc biệt ngay từ khâu sản
xuất, trong đó việc phân loại, chọn giống, canh tác với kỹ thuật tiên tiến, hạn chế
sử dụng phân bón vô cơ và không sử dụng thuốc trừ sâu hoá chất được xem là trọng tâm.
- Xác định phát triển thị trường tiêu thụ trong nước vững chắc tạo cơ sở dể
thâm nhập, mở rộng thị trường nước ngoài bằng việc lập các cơ sở chế biến cà phê chất lượng cao và các đại lý tiêu thụ tại thị trường tiêu thụ theo thị hiếu ở đó.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÀ
PHÊ VIỆT NAMI-VÀ NÉT VỀ NGÀNH CÀ PHÊ VIỆT NAM