Diễn biến giá cả

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn " Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2003-2010" pdf (Trang 33 - 37)

Có lẽ ít có loại hàng hoá nào lại có diễn biến giá cả phức tạp như cà phê. Người tiêu dùng cà phê đều biết đến sự thăng trầm của giá cà phê trên thị trường.

Những nhân tố cơ bản cho việc định giá cà phê nhân trên thế giới là quan hệ cung

- cầu trên thị trường, mức độ cũng như cách xử lý đối với cà phê trong kho tại nước sản xuất và tiêu thụ. Thêm vào đó còn có những ảnh hưởng như biến động năng suất mang tính chu kỳ của cà phê, hoạt động đầu cơ trên thị trường cà phê

định hạn, biến động về giá thành sản phẩm trong sản xuất cũng như tiêu thụ, các

yếu tố về mùa vụ đối với việc tiêu dùng cà phê. Ngoài ra, sự hình thành giá cà phê còn phụ thuộc vào sự phân bố thời vụ thu hoạch tại các nước sản xuất, vào những đổi mới công nghệ, kỹ thuật trong canh tác, thu hoạch và chế biến, vào sự

khác nhau về chất lượng giữa các loại cà phê cũng như các biện pháp can thiệp

của các tổ chức cà phê quốc tế như ICO hay ACPC.

Theo các nhà phân tích giá cà phê biến động theo chu kỳ từ 4-5 năm.Ta

hãy theo dõi tình hình biến động của giá cả cà phê thế giới. Giá cà phê tương đối ổn định cho tới năm 1989, tuy cũng có những đỉnh cao vào năm 1976-1977 và

năm 1985-1986, chủ yếu do sương giá ở Braxin.Sau năm 1989, thị trường cà phê khồn còn sự điều tiết mà vận động theo quy luật cung cầu. Ngay lập tức, các nước tung ra thị trường lượng cà phê dự trữ trong kho của họ mấy năm trước, vì thế giá cà phê tụt xưống mức lịch sử dưới nửa đô la/kg, mức giá của những năm

1930. Giá cà phê chỉ được phục hồi sau khi các nước trong tổ chức ACPC quyết định hạn chế xuất khẩu. Biến động giá cả trên thị trường cà phê thế giới trong

thập niên 90 có thể chia làm hai thời kỳ chủ yếu, trước 1995/1996 và sau

1995/1996. Trước niên vụ 1995/1996, sản xuất tăng chậm hơn nhu cầu tiêu thụ

giảm và cán cân cung cầu nghiêng về phía nhu cầu đã đẩy giá cà phê tăng lên 133% trong giai đoạn 1992/1992 - 1995/1996 từ 83 cent/lb lên 95 cent/lb.

Sự tăng giá cà phê đã khuyến khích tăng sản xuất ở các nước sản xuất trên thế giới vì vậy, trong giai đoạn 1995/1996 - 1999/2000 sản xuất tăng nhanh hơn

tiêu dùng với tốc độ tăng sản lượng là 2,7%/năm và tốc độ tăng tiêu thụ là

1,6%/năm, đẩy giá cà phê hạ xuống nhanh chóng. Từ sau mức giá cao kỷ lục của năm 1996/97, giá cà phê các loại trên thị trường thế giới luôn ở xu hướng giảm,

tuy có biến động trong những thời điểm nhất định do tác động chủ yếu của các

yếu tố sau:

Tháng 1-6/1997: Dự trữ của các nước nhập khẩu quá ít dẫn đến giá tăng

mạnh;

Tháng 6/1997-7/1998: Giá giảm do cuộc khủng hoảng tài chính châu á dẫn

tới việc bán ồ ạt từ các nước sản xuất cà phê Robusta;

Tháng 11/1998: Giá tăng do trận bão Mitch ở Trung Mỹ và dự trữ cà phê

Robusta không đủ ở các nước nhập khẩu;

Tháng10-2/99: Thời tiết khô ở Brazil và sản lượng không ổn định ở Brazil làm giá cà phê tăng lên;

Tháng 1/2001 tới nay: Giá giảm do lượng cung cà phê thế giới tăng

Tuy vậy giá cà phê là khác nhau giữa các loại cà phê và ngay cùng một

loại cũng còn tuỳ thuộc vào chất lượng. Giá cà phê chè bao giờ cũng cao hơn giá

cà phê vối khoảng 30%, và xu hướng này ngày càng rõ ràng khi cầu về cà phê

chè luôn tăng nhanh hơn, ở mức cao hơn cầu về cà phê vối trong khi cung về cà phê vối trong mấy năm trở lại đây lại tăng nhanh hơn cà phê chè. Giá cà phê (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Robusta đã giảm xuống chỉ bằng khoảng 50% giá cà phê Arabica như trong năm

2001. NgoàI ra có khi cùng một loạI cà phê chè thì giá cũng chia thành nhiều bậc, căn cứ vào phẩm chất, cách chế biến. Hiện nay đang tồn tại tình trạng giá bán của người nông dân thì thấp mà giá mua vào của người tiêu dùng vẫn cao, không hề

giảm trước sự tụt giá của thị trưòng cà phê??? Như vậy có thể thấy, chất lượng càng thấp thì nguy cơ tụt giá càng cao. Cà phê thô là loại hàng tụt giá

mạnh nhất.

Không những thế, giá cả cũng biến động liên tục ngay trong năm, tuỳ từng

thời điểm đầu vụ, cuối vụ mà giá cà phê tăng giảm nhiều khi ở biên độ lớn. Ví

dụ: trong năm 1997, biến động giá chia làm hai thời kỳ: Nửa đầu năm, giá cà phê

tăng cao từ 100 xu Mỹ/pound đầu năm lên 311 xu Mỹ/pound giữa năm. Trong

thời gian này, giá cà phê Arabica tăng mạnh, đã có thời đIúm tăng gấp đôI giá cà phê Robusta. Giá cà phê Robusta chỉ tăng nhẹ. Nửa cuối năm 1997, giá lạI xuống

rõ rệt( xuống 150 xu Mỹ/pound).

Giá tham khảo cà phê các loại theo tháng và bình quân các năm 1997 -

2003 được thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 11: Chỉ số giá cà phê tham khảo của ICO

Giá tk của ICO Côlômbia dịu Cà phê dịu khác Arabica Braxin

Rôbusta London NewYork

Thg7/97 135,04 190,57 190,41 158,52 79,65 156,27 75,90 Thg7/98 97,32 125,03 117,60 96,22 77,04 111,16 70,96 Thg7/99 78,21 107,05 94,85 78,13 61,56 96,74 59,37 Thg7/00 64,09 101,67 87,35 79,89 40,82 96,48 39,87 Thg7/01 43,07 69,70 58,72 46,43 27,43 57,43 24,28 Thg7/02 44,70 60,60 56,48 43,31 28,60 52,37 24,19

Thg1/03 54,04 67,27 65,57 49,31 41,18 68,60 38,96 Thg2/03 54,07 67,47 66,41 48,97 40,67 66,47 38,31 Thg3/03 49,61 62,16 61,75 43,77 37,17 61,64 34,15 Thg4/03 51,87 64,40 64,49 48,55 37,42 65,16 34,56 Thg5/03 53,9 65,74 66,26 51,12 37,80 67,35 34,47 Thg6/03 50,89 64,87 62,95 49,50 35,35 64,06 32,13 Bình quân 1997 133,91 198,92 189,06 166,80 78,75 163,04 75,02 1998 108,95 142,83 189,06 166,80 78,75 163,04 75,02 1999 85,72 116,45 103,90 88,84 67,53 106,48 64,07 2000 64,25 102,60 87,07 79,86 41,41 94,58 40,11 2001 45,60 72,05 62,28 50,70 27,54 58,86 23,92 2002 47,74 64,91 61.54 45,25 30,02 57,02 25,88

Nguồn: ICO, Coffee Market Report, tháng 7/2003

Cho đến nay có hai hình thức ổn định giá cả chủ yếu được áp dụng là thực

hiện chế độ hạn ngạch xuất khẩu và cam kết tạm trữ hàng hoá.

Chế độ hạn ngạch xuất khẩu tỏ ra khá hiệu quả trong giai đoạn trước năm

1989 khi chưa có nhiều nước tham gia thị trường xuất khẩu. Biện pháp này đòi hỏi phải có sự kết hợp, hỗ trợ giữa các nước xuất khẩu và các nước nhập khẩu

trong việc phân bổ hạn ngạch và đã trở nên mất hiệu lực khi nhiều nước tham gia

xuất khẩu trên thị trường và vai trò của các nước xuất khẩu mới ngày càng tăng.

Biện pháp tạm trữ hàng để giảm áp lực xuất khẩu, cải thiện giá được áp

dụng lần đầu tiên trong giai đoạn 1993 - 1995 sau khi sản lượng tăng đột biến

trong mùa vụ 1991/1992 làm giá giảm mạnh. Để hạn chế lượng cung, các nước

thành viên trong Hiệp hội cà phê thế giới cam kết với nhau giữ một lượng xuất

khẩu nhất định. Kết quả là giá có tăng lên sau khi các nước này tạm trữ lại.Tuy

chính và xã hội thường cản trở các nước sản xuất cà phê thực hiện thoả thuận đã cam kết. Tháng 5/2001, Hiệp hội các nước sản xuất cà phê (ACPC) đã quyết định bắt đầu từ vụ 2000/2001 (từ 10/2000 đến 9/2001) sẽ tạm trữ 20% lượng cà phê xuất khẩu nhằm đưa giá cà phê bình quân tăng lên 95,0 US Cent/LB (2,097 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

USD/tấn). Tuy nhiên kế hoạch tạm trữ cà phê hầu như không đem lại kết quả

mong muốn.

Hiệp hội các nhà xuất khẩu cà phê Inđônêxia (AEKI) đã đưa ra đề xuất về

hạn chế sản lượng và định ra hạn ngạch sản xuất cho các nước thành viên thay cho hạn ngạch xuất khẩu. Đề xuất này đã được nhiều nước sản xuất tán thành. Theo các nhà sản xuất, việc giảm 5% sản lượng cà phê thế giới có thể nâng đỡ

giá cà phê lên mức giá mục tiêu.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn " Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2003-2010" pdf (Trang 33 - 37)