Chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng đảm bảo các diện tích càphê vối đều cho hiệu quả cao nhất với năng suất cao, giá thành h ạ và tăng sản lượng

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn " Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2003-2010" pdf (Trang 82 - 83)

II- ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU CÀPHÊ CỦA VIỆT NAM THỜI KỲ ĐẾN 2010.

1.Chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng đảm bảo các diện tích càphê vối đều cho hiệu quả cao nhất với năng suất cao, giá thành h ạ và tăng sản lượng

cà phê chè ở mức cao hợp lý, phấn đấu có một cơ cấu sản lượng cà phê vối, chè là 4:1

Ngành cà phê Việt Nam chủ trương đổi mới phương hướng sản xuất cà phê theo hai hướng:

- Giảm bớt diện tích cà phê Robusta. Chuyển các diện tích cà phê phát triển

kém, không có hiệu quả sang các loại cây trồng lâu năm khác như cao su, hồ tiêu, hạt điều, cây ăn quả và cả cây hàng năm như bông, ngô lai...

- Mở rộng diện tích cà phê Arabica ở những nơi có điều kiện khí hậu đất đai

thật thích hợp.

- Tổng diện tích cà phê giữ không đổi ở mức hiện nay có giảm chút ít từ

450.000 ha - 500.000 ha nhưng cơ cấu chủng loại cà phê thay đổi, trong đó:

Cà phê Robusta : 350.000ha - 400.000 ha (giảm 100.000 - 150.000 ha)

Cà phê Arabica : 100.000ha tăng 60.000 ha so với kế hoạch cũ trồng 40.000 ha

bằng vốn vay của cơ quan phát triển Pháp

- Tổng sản lượng cà phê đảm bảo ở mức 600.000 tấn tương đương 10 triệu

bao so với hiện nay giảm 5 triệu bao và đó là 5 triệu bao cà phê Robusta.

Điều kiện đất đai khí hậu ở Việt Nam cho phép phát triển nhiều loại cây

trồng có hiệu quả kinh tế cao như cao su, ca cao, hồ tiêu, hạt điều, cây ăn quả...

Trong những năm qua, sản lượng cà phê Robusta trên thế giới tăng lên nhanh chóng, vụ 2000/2001 đạt tới 44,8 triệu bao tăng tới 12,2 triệu bao so với vụ trước và chiếm tới 38% tổng sản lượng cà phê. Đó là một tỷ lệ hoàn toàn không thích hợp với thị hiếu và tập quán tiêu dùng cà phê thế giới. Việt Nam dự kiến

giảm 5 triệu bao cà phê Robusta là một con số rất có ý nghĩa. Tuy nhiên tiến độ

chuyển dịch này nhanh hay chậm cũng còn tuỳ thuộc vào khả năng cung cấp tài chính của Nhà nước cho nông dân vì đây cũng là một việc làm tốn kém và đòi hỏi

một sự chuyển giao kỹ thuật đầy đủ, chu đáo. Ngoài ra vấn đề thay đổi cơ cấu đổi

giống mới tốt hơn cho các vườn cà phê cũng là một khâu quan trọng cần được đầu tư và cũng cần thời gian. Theo chúng tôi đây cũng là một chương trình trung hạn

của ngành cà phê Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn " Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2003-2010" pdf (Trang 82 - 83)